Môi trường » Nước
Hưng Yên: Các dòng sông ở huyện Văn Lâm đang bị bức tử
(11:24:28 AM 26/06/2013)Những dòng sông đang bị bức tử- Ảnh IE
Những dòng nước "tiêu không được, tưới không xong"
Hầu hết các sông chảy qua địa bàn huyện Văn Lâm đều chịu chung số phận bị bức tử từ nguồn nước thải các nhà máy. Nghiêm trọng nhất là tại sông Bần Vũ Xá, sông Bún, sông Đình Dù, kênh tiêu Trầm Âu và kênh Trần Thành Ngọ. Do phải hứng nguồn nước thải không qua xử lý và rác thải của các nhà máy xí nghiệp, những dòng sông, con kênh này luôn bị nhuộm màu đặc quánh, lâm vào cảnh "tiêu không được, tưới không xong". Về mùa mưa dòng chảy luôn bị ách tắc, ngập úng. Về mùa vụ sản xuất, bà con nông dân không dám lấy nước tưới cho đồng ruộng, bởi nước chảy đến đâu, cây cối và vật nuôi chết nổi đến đó.
Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Minh Hải đã có tới hai dòng nước lớn bị ô nhiễm nghiêm trọng là kênh tưới C10 và sông Bần Vũ Xá. Tại Kênh tưới C10 nhiều năm nay, tình trạng cá và gia cầm chết thường xuyên xảy ra. Người dân cho biết vào những ngày trời mưa, nguồn nước kênh C10 càng thêm ô nhiễm trầm trọng, bởi các doanh nghiệp xả trộm nước thải trực tiếp ra kênh. Hiện tượng này diễn ra nhiều năm nay, nhưng vẫn không xác định được chính xác đơn vị nào gây ra. Trong khi đó, trên địa bàn Minh Hải có 3 doanh nghiệp có nguy cơ gây ra ô nhiễm gồm: Công ty Quốc Phong chuyên sản xuất nhôm; Công ty Tuấn Cường chuyên sản xuất túi nilong, hạt nhựa; Công ty Quang Nam chuyên sản xuất cơ khí.
Từ khi có gần 20 nhà máy đi vào hoạt động ở xã Lạc Đạo, người dân thôn Ngọc luôn chịu cảnh khốn đốn, dở sống dở chết vì khí thải và nước thải của các nhà máy này. Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Nhật Quang chiếm diện tích gần 20ha đi vào sản xuất từ năm 2005, đã từng 4 lần vi phạm trong lĩnh vực môi trường vì xả chất thải tự do gây ô nhiễm khi chưa có giấy phép. Chất thải của Công ty đã làm cho hệ thống kênh mương, nguồn nước trên địa bàn thôn Ngọc bị ô nhiễm nặng, lúa đến thời kỳ làm đòng thường bị cháy táp, lá khô vàng, năng suất giảm; có vụ thất thu doanh nghiệp phải đền bù thiệt hại cho bà con hàng trăm triệu đồng.
Cũng ở thôn Ngọc còn có Công ty giặt Long Hoa từng bị phát hiện các lỗi vi phạm: xả nước thải vào nguồn nước có một số chỉ tiêu vượt chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần: hàm lượng COD (nhu cầu ôxy hoá học) là 200 mg/80 mg, hàm lượng Cliphom (tổng số vi khuẩn) là 5120/5000ml. Mặt khác, Công ty không lập hồ sơ đăng ký phát sinh chất thải nguy hại, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép qui định. Nhiều người dân cho rằng, con kênh nằm sát với Công ty Long Hoa bị ảnh hưởng từ nguồn nước thải nhà máy của Công ty này nên từ mấy năm trước đã làm cho hàng chục người thôn Ngọc mắc bệnh ung thư.
Không có bằng chứng quy kết thủ phạm?
Ở thị trấn Như Quỳnh người dân cũng không kém phần bức xúc vì chất thải của nhà máy thép Hòa Phát tự do xả trực tiếp ra môi trường. Từ năm 2011, doanh nghiệp này đã bị ngành chức năng phát hiện vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ môi trường như không có giấy phép xả thải vào nguồn nước, không có hồ sơ cam kết và đánh giá tác động bảo vệ môi trường… UBND tỉnh Hưng Yên đã xử phạt và yêu cầu doanh nghiệp chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, lập hồ sơ xin phép xả nước thải vào nguồn nước, quản lý và chuyển giao chất thải theo đúng quy định nhưng tình trạng xả thải vẫn tiếp diễn. Theo người dân nơi đây, nhiều năm nay chất thải của nhà máy làm cho nguồn nước trên địa bàn bị ô nhiễm nặng; hệ thống mương máng dẫn nước hàng ngày phải hứng chịu những dòng nước thải vàng khè, lúa và hoa màu trên đồng ruộng thường xuyên bị thất thu. Khí thải của nhà máy còn làm cho cuộc sống người dân bị o bế, vì luôn phải hít thở không khí ngột ngạt do khói từ nhà máy xả ra bốc mùi khét, nồng nặc rất khó chịu.
Tại xã Lạc Đạo và thị trấn Như Quỳnh, mỗi khi các doanh nghiệp xả trộm nước thải ra là người dân thường gặp phải các chứng bệnh như ngứa ngáy, tức ngực, khó thở bởi mùi hôi từ dòng kênh bốc lên. Hiện nay, huyện Văn Lâm có hàng chục nhà máy xí nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường, trong đó có 6 công ty nằm trong "top" có nguy cơ cao gồm: Công ty gạch Toko (Đức Minh) ở xã Tân Quang; Nhà máy phôi thép Hòa Phát đóng trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh; Công ty Thiên Quang thuộc xã Trưng Trắc; Nhà máy bê tông Việt Đức và Công ty Thành Long ở xã Đình Dù; Công ty bao bì Ngọc Diệp thuộc khu công nghiệp Phố Nối A. Các đơn vị này đều gây ra ô nhiễm khí thải và nước thải ở mức nghiêm trọng.
Người dân Văn Lâm đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền các cấp, ngành chức năng nhưng tình trạng trên vẫn chưa được khắc phục mà ngày càng nan giải, trầm trọng thêm. Dù bà con thường xuyên phát hiện các doanh nghiệp xả trộm nước thải ra nguồn nước có màu rất khác thường. Song hầu hết các doanh nghiệp đều không thừa nhận mình là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước vì không có bằng chứng. Nhiều đơn vị hàng ngày vẫn ngang nhiên xả nước thải ra các dòng sông nhưng không ai kiểm soát. Một số doanh nghiệp đã lọt vào "sổ đen" bị cơ quan chức năng nhiều lần phát hiện và xử phạt nhưng sau khi nộp phạt lại tiếp tục tái phạm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…