»

Thứ bảy, 23/11/2024, 17:07:47 PM (GMT+7)

Hậu Giang: Cá nổi đầu hàng loạt tại huyện Vị Thủy là do ô nhiễm nguồn nước

(21:38:07 PM 02/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 2/7, ông Ngô Quốc Phúc - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang cho biết: Qua kết quả phân tích mẫu nước, bước đầu xác định nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) là do chất lượng nguồn nước không đảm bảo, cá bị thiếu oxy cục bộ, nhất là vào lúc sáng sớm. Mặt khác, nguồn nước quá đục do có nhiều vật chất hữu cơ lơ lửng làm cản trở sự hô hấp của cá.

Hậu[-]Giang:[-]Cá[-]nổi[-]đầu[-]hàng[-]loạt[-]tại[-]huyện[-]Vị[-]Thủy[-]là[-]do[-]ô[-]nhiễm[-]nguồn[-]nước

Ảnh minh họa:TL


Cụ thể, các loài cá nổi đầu lờ đờ trên mặt nước chủ yếu là những loài thuộc nhóm cá trắng, có ngưỡng oxy cao (cá mè vinh, cá chốt, cá lòng tong…). Đáng nói là nguồn nước dưới các tuyến kênh Hai Đầy, Hai Cừ, Lộ Làng, Hai Lai, Cựa Gà, Mương Lộ… hiện nay rất đục, chỉ tiêu DO đo tại hiện trường là 2,6-2,7 mg/l, thấp hơn giới hạn để bảo vệ đời sống thủy sinh vật.

Theo Chi cục Thủy sản Hậu Giang, nguyên nhân của tình trạng trên là do hiện nay nông dân huyện Vị Thủy cũng như tỉnh Hậu Giang đang vào mùa thu hoạch chính vụ lúa hè thu, lượng rơm rạ thải ra ruộng khá nhiều, kết hợp với mưa nhiều trong những ngày qua làm cho chất lượng nước trên ruộng rất kém. Trong khi đó, người dân lại xả nước trực tiếp từ ruộng ra kênh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá nổi đầu hàng loạt.

Trước tình trạng trên, Chi cục Thủy sản khuyến cáo bà con nuôi thủy sản không lấy trực tiếp nước từ nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi; sử dụng một số sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản như: men vi sinh, zeolite... để cải thiện chất lượng nước ao nuôi, hạn chế thay nước; nên có ao chứa để lắng và xử lý nước bằng vôi, thuốc tím hoặc các sản phẩm có tác dụng xử lý nước như Virkon A, Fresh water, Iodine… trước khi đưa vào ao nuôi. Đối với hình thức nuôi lồng vèo đã đến thời điểm thu hoạch, cần tiến hành thu hoạch ngay; trường hợp chưa thể thu hoạch thì tăng cường sục khí và có biện pháp xử lý nước phù hợp hoặc di chuyển cá nuôi vào trong ao để tránh gây thiệt hại. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt việc cho ăn nhằm giảm tác nhân gây ô nhiễm môi trường ao nuôi; đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của cá…

Hậu Giang có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 10.000 ha, chủ yếu là nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, gần đây kỹ thuật sản xuất lúa của người dân không phù hợp, sử dụng nhiều thuốc hóa học, phân bón, phế phẩm sau thu hoạch làm ô nhiễm nguồn nước… gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.

Trước đó, những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7, tại nhiều tuyến kênh trên địa bàn huyện Vị Thủy xuất hiện tình trạng cá nổi đầu hàng loạt. Theo người dân sinh sống ở đây, cá nổi nhiều là hiện tượng chưa từng có ở địa phương. Chi cục Thủy sản phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hậu Giang và Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông nghiệp huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế tại tuyến kênh có cá nổi đầu; đồng thời, đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu nước để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước khác như COD, BOD5, TSS, nitrit, nitrat, NH3, PO4 và tổng dầu mỡ động thực vật…

Huỳnh Sử
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hậu Giang: Cá nổi đầu hàng loạt tại huyện Vị Thủy là do ô nhiễm nguồn nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI