»

Thứ tư, 22/01/2025, 20:51:52 PM (GMT+7)

Gia Lai: Hàng trăm hộ dân sống chung với ô nhiễm

(12:01:19 PM 17/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Hàng trăm hộ dân sống quanh con suối Vối, đoạn chảy qua xã Song An và phường Ngô Mây, thị xã An Khê (Gia Lai) đang khổ sở với tình trạng ô nhiễm nặng của con suối. Cuộc sống bị đảo lộn, sản xuất bị ảnh hưởng nặng, gia súc thi nhau chết... làm cho các hộ dân điêu đứng.

 

Ảnh minh họa

 

Gia đình anh Vũ Xuân Bắc, tổ 1, phường Ngô Mây, nhà nằm ngay cạnh con suối Vối, từ khi con suối bị ô nhiễm mọi sinh hoạt, sản xuất của gia đình anh bị ảnh hưởng lớn. Nguồn nước ô nhiễm nặng, không thể tưới tiêu, nên mấy sào đất của gia đình anh đành bỏ không, cỏ mọc um tùm. Anh Bắc cho biết: “Khoảng hơn 2 tháng nay, con suối trở nên hôi thối kinh khủng. Người già, trẻ em trong xóm bị sổ mũi, nhức đầu suốt. Ban ngay còn đỡ, chứ khoảng chiều tối mùi thối bốc lên không chịu nổi”. 

 

Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của các hộ dân, con suối ô nhiễm còn làm nhiều hộ gia đình trở nên tay trắng, khi gia súc đang khỏe mạnh bỗng nhiên lăn ra chết. Đứng trước dãy chuồng chăn nuôi lợn chỉ còn lèo tèo vài con còn sót lại, chị Vũ Thị Hiền ở tổ 1, phường Ngô Mây than thở: Trước đây, chăn nuôi của nhiều hộ dân trong phường phát triển tốt. Nhưng từ khi con suối này bị ô nhiễm nặng, chăn nuôi không phát triển được. Không biết do con suối bị ô nhiễm hay dịch bệnh, nhưng đàn lợn của gia đình có 40 con, mỗi con trọng lượng trên 20kg đang khỏe mạnh bỗng dưng… lăn đùng ra chết sạch. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào đàn lợn, giờ coi như mất trắng. 


Theo một số người dân, nguyên nhân chính của việc ô nhiễm này là do 10 hộ dân làm nghề chà mỳ (sắn) tại tổ 6, phường Ngô Mây, thị xã An Khê; khu chế biến, sản xuất gỗ của Công ty TNHH MTV Vinafor; Công ty cổ phần Lâm nghiệp- xây dựng thị xã An Khê (sản xuất bột ngọt) đóng tại xã Song An, thị xã An Khê gây ra. Riêng 10 hộ dân ở khu Chà Mỳ, trước đây số hộ này tập trung làm nghề ở gần quốc lộ làm mất mỹ quan ở đây. Sau đó, thị xã An Khê đã quy hoạch 10 hộ dân này vào sản xuất tập trung tại tổ 6, phường Ngô Mây. Khu Chà Mỳ này bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6/2012, và cũng từ đây con suối Vối phải hứng chịu tình trạng hôi thối do nước thải của khu chà mỳ này thải ra. Ngoài ra, còn một số nhà máy đóng tại xã Song An, thị xã An Khê cũng là tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm này. 


Trao đổi về vấn đề này, bà Đặng Thị Yến - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thị xã An Khê cho biết: Sau khi có phản ánh của các hộ dân sống dọc hai bên con suối Vối, lãnh đạo thị xã đã chỉ đạo phòng trực tiếp đi kiểm tra thực tế tình trạng ô nhiễm. Việc con suối ô nhiễm là do nước thải của 10 hộ dân khu chà mỳ thải ra trong quá trình sản xuất. Còn Công ty TNHH MTV Vinafor sau khi đã bị thị xã xử phạt vì xả thải sai quy định, nay đã khắc phục được hệ thống xả thải và đủ tiêu chuẩn xả thải. Trước thực trạng ô nhiễm của con suối Vối, chính quyền thị xã đang vận động 10 hộ dân ở khu chà mỳ mua đất, mở rộng cơ sở sản xuất, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hầm biogas… để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm này. 


Hy vọng, chính quyền thị xã An Khê sẽ sớm có hướng giải quyết, khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm này để người dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống.

(Nguồn: TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gia Lai: Hàng trăm hộ dân sống chung với ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI