»

Thứ tư, 22/01/2025, 07:00:46 AM (GMT+7)

Điện Biên: Kênh tả Đại thuỷ nông Nậm Rốm đang biến thành “kênh chết”

(12:23:10 PM 27/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Công tác quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng sự thờ ơ, thiếu ý thức của người dân địa phương đã khiến kênh tả của Đại thuỷ nông Nậm Rốm (đoạn qua địa phận Tổ dân phố 3, 7 của phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ) bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng trăm thứ rác cùng với nước bẩn được người dân 2bên bờ xả trực tiếp xuống lòng kênh đã khiến đoạn kênh này như một dòng.... “kênh chết”.

 Điện Biên: Kênh tả Đại thuỷ nông Nậm Rốm đang biến thành “kênh chết” 

 


Đi dọc trên suốt chiều dài tuyến kênh gần khoảng 400m từ khu vực cầu Him Lam (thành phố Điện Biên Phủ) chúng tôi dễ dàng bắt gặp “hàng hà, sa số” những thứ rác thải mà nhiều ngày qua người dân địa phương đã trực tiếp thải, xả xuống lòng kênh. Thùng cát-tông, những túi ni-lông, vỏ hộp, chai nhựa, đồ sành sứ vỡ, bao loại củ quả hỏng thối, quần áo cũ ... nằm ngổn ngang trong lòng kênh mùa cạn. Cả xác gia cầm, động vật chết đang trong thời kỳ phân huỷ toả mùi hôi khó chịu, cũng dễ dàng bắt gặp ở đây. Hệ quả của hàng trăm thứ rác dưới lòng kênh đã khiến màu nước không còn trong xanh như vốn có, mà là một thứ nước biến màu, nhợt nhạt; có nơi thì chuyển màu xanh rêu, nơi có màu đen ngòm, nổi váng, bọt rất bẩn thỉu. Bởi vậy nên khi đi qua đoạn kênh này lần đầu, ai cũng lầm tưởng kênh tả của Đại thuỷ nông Nậm Rốm là một bãi rác, một địa chỉ tiện ích cho nhân dân trong vùng xả rác, đồ bẩn, phế phẩm...

Theo nhiều người dân địa phương, những thứ rác bẩn dưới lòng kênh một phần là do người dân sống ở phía trên xả xuống kênh rồi rác theo nguồn chảy về đây và mắc cạn. Một phần cũng vì người dân sở tại thiếu ý thức nên xả trực tiếp xuống dòng kênh. Không chỉ dừng lại ở hình ảnh lòng kênh cạn dòng, ngổn ngang hàng trăm thứ rác bẩn, dọc theo phần bờ khoá mái con “kênh chết” này hàng hàng trăm mét là hàng chục ống nước thải sinh hoạt của người dân sống hai bên đường thả trực tiếp xuống lòng kênh.

Bác Đỗ Thị Lan, Tổ dân phố 3, phường Him Lam bức xúc: “Nguyên nhân lòng kênh ngổn ngang hàng trăm thức rác này là do người dân, học sinh sinh viên ở trọ tại địa bàn vứt, xả xuống. Vào mùa khô mức độ ô nhiễm và mùi hôi, thối bốc lên càng nặng. Lúc nào tôi ra đường cũng đều phải ngửi mùi này, khó chịu lắm. Dân chúng tôi rất bức xúc, nhưng không biết “kêu” ai”.

Không phủ nhận thực trạng trên, ông Trần Văn Dũng, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý Thuỷ nông Điện Biên cho biết: Nhiệm vụ quản lý kênh thuỷ nông là của chúng tôi, chúng tôi chỉ có trách nhiệm vớt những phần thô ảnh hưởng hưởng đến dòng chảy (như cát, sỏi, bùn, đất) chứ công nhân không thể ngày nào cũng đi vớt rác do người dân thiếu ý thức xả xuống lòng kênh được; Chúng tôi có vớt thì ít ngày sau cũng xảy ra tình trạng này. Trách nhiệm bảo vệ vệ sinh môi trường phải là bên Môi trường thành phố, bên quy hoạch. Việc bắt người dân vi phạm (vứt rác xuống lòng kênh) thì chúng tôi không thể và cũng chẳng có chế tài xử phạt, xử lý.

Được biết, 2 tuyến kênh hữu, kênh tả là một cấu phần quan trọng trong tổng thể công trình Đại thuỷ nông Nậm Rốm. Công trình này có được là nhờ sự lao động miệt mài của 2.000 chiến sĩ Tổng đội Thanh niên xung phong trong suốt 6 năm (từ 1963- 1968) ; Nhờ 2 tuyến kênh huyết mạch này mà diện tích canh tác của cánh đồng Mường Thanh mở rộng từ 2.000 lên hơn 5.000ha, người dân Điện Biên đã thâm canh được 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ rau) với năng suất đạt từ 7 – 8 tấn/ha như hiện nay. Vai trò, giá trị thiết thực đó của 2 tuyến kênh tả, hữu Đại thuỷ nông Nậm rốm càng khẳng định một điều: cơ quan chức năng và người dân địa phương cần có ý thức, thái độ rõ ràng để bảo vệ công trình này. 

Chu Quốc Hùng/TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Điện Biên: Kênh tả Đại thuỷ nông Nậm Rốm đang biến thành “kênh chết”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI