»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:03:56 AM (GMT+7)

Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa con tại Điện Biên

(16:34:04 PM 17/09/2021)
(Tin Môi Trường) - Sáng 16/9/2021, Tổ chức Động vật Châu Á tiếp nhận chuyển giao từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Điện Biên và cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa con. Trước đó, cá thể gấu này đã được CQ Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với Công an huyện Điện Biên giải cứu từ tay một đối tượng buôn lậu vào ngày 12/9.

Ngay khi nắm được thông tin, Tổ chức Động vật Châu Á đã lên kế hoạch và phương án tinh gọn nhất để cứu hộ gấu. Trong khi tình hình dịch Covid vẫn diễn ra phức tạp và việc đi lại rất hạn chế, Điện Biên lại nằm cách Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc khoảng 500 km về phía Tây Bắc. Rất may mắn, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ hết mình cho Tổ chức, đảm bảo được phép di chuyển an toàn qua các tỉnh, Tổ chức và Công an tỉnh thống nhất phương án chuyển gấu di chuyển từ lồng hiện tại sang lồng chuyên dụng, và 3 cán bộ người Việt của Tổ chức Động vật Châu Á cùng một lái xe  bắc buộc chấp hành test Covid trước khi đi và sau khi về tỉnh Vĩnh Phúc. 

 

Tổ[-]chức[-]Động[-]vật[-]Châu[-]Á[-]cứu[-]hộ[-]thành[-]công[-]cá[-]thể[-]gấu[-]ngựa[-]con[-]tại[-]Điện[-]Biên
Wonder có yếm chữ W 
 
Cá thể gấu ngựa non nặng ước chừng hơn 30 kg, là tang vật khi một đối tượng ở huyện Điện Biên đang có hành vi vận chuyển trái phép gấu trong một chiếc lồng sắt đi tiêu thụ. Cá thể gấu được Tổ chức Động vật Châu Á đặt tên là Wonder, vì gấu có yếm hình chữ W trước ngực rất đẹp và đặc biệt (gấu ngựa thường có mảng yếm trước ngực màu trắng hoặc vàng hình chữ V hoặc trăng khuyết). Wonder cũng đến với Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam vào một thời điểm kì diệu. Wonder cũng có nghĩa là tự hỏi, chú gấu con này đến từ đâu? Gấu đã phải trải qua những điều gì? Các thành viên khác trong gia đình chú gấu mồ côi này ra sao? Những người cứu hộ tự hỏi nếu không có sự nhanh chóng, kịp thời và nhạy bén của Công an tỉnh Điện Biên, số phận của những chú gấu hoang dã này sẽ còn bi đát đến đâu. Wonder là cá thể gấu may mắn được cứu hộ, và cuộc sống của chú từ nay về sau sẽ thay đổi mãi mãi trong an toàn, yên bình và được chăm sóc tốt nhất tại các khu bán hoang dã tại Trung tâm.
 
Tổ[-]chức[-]Động[-]vật[-]Châu[-]Á[-]cứu[-]hộ[-]thành[-]công[-]cá[-]thể[-]gấu[-]ngựa[-]con[-]tại[-]Điện[-]Biên
Nhân viên của Trung tâm dụ gấu sang lồng bằng đồ ngọt yêu thích với gấu
 
Trước khi cứu hộ gấu, Tổ chức Động vật Châu Á gửi hướng dẫn chăm sóc gấu con, các cán bộ cảnh sát Điện Biên hỗ trợ chăm sóc gấu ban đầu. Gấu Wonder được các cán bộ phụ trách của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam dụ sang lồng vận chuyển bằng mật ong, và những quà ngọt mà gấu yêu thích. Gấu hợp tác và nhanh chóng bước sang lồng vận chuyển, nên công tác cứu hộ cũng diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Wonder và đoàn cứu hộ sẽ di chuyển hành trình 500 km về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, và dự tính tối Thứ Sáu, 17/9 sẽ về tới Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tổ chức Động vật Châu Á ghi nhận sự phối hợp và trao đổi thông tin từ Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) trong quá trình xác minh thông tin và chuyển giao gấu.
 
Đây là chuyến cứu hộ thứ tư của Tổ chức Động vật Châu Á trong năm nay, đưa thêm 9 cá thể gấu về với các khu bán hoang dã tự do của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam (5 cá thể gấu từ Hà Nội, 3 cá thể từ Lạng Sơn, và 1 gấu ngựa từ Điện Biên). Thêm Wonder, kể từ năm 2007 tới nay, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ 12 cá thể gấu từ tỉnh Điện Biên, trong đó có 10 cá thể gấu ngựa và 2 cá thể gấu chó, phần lớn đều được cứu hộ từ khi là gấu con. Theo ghi nhận của Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Điện Biên hiện không còn tình trạng nuôi nhốt gấu trong các trang trại để lấy mật. 
 
 
Sau cứu hộ, gấu sẽ trải qua 30 ngày cách ly, được khám sức khoẻ và chữa trị các bệnh tật, thương tổn, trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên. Trung tâm hiện có 189 cá thể gấu đang được chăm sóc trong điều kiện y tế tốt nhất, và được tận hưởng cuộc sống là gấu đích thực.
 
Tổ[-]chức[-]Động[-]vật[-]Châu[-]Á[-]cứu[-]hộ[-]thành[-]công[-]cá[-]thể[-]gấu[-]ngựa[-]con[-]tại[-]Điện[-]Biên
Gấu Wonder an toàn vận chuyển lên xe tải
 
Tổ chức Động vật Châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa toàn bộ gấu về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017 tới 2022. Thống kê mới nhất cho thấy cả nước còn khoảng 400 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể. Cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam tiến hành lập hồ sơ và quản lý gấu trên cả nước nhằm mục đích quản lý số lượng gấu đang nuôi nhốt, chấm dứt tình trạng săn bắt gấu từ tự nhiên về nuôi. Phần lớn gấu ngựa nuôi nhốt trong các trang trại vì mục đích thương mại, và có lẽ khoảnh khắc duy nhất mà những cá thể này được ra khỏi bốn bức lồng sắt xung quanh là khi bị gây mê để trích hút mật. Một số cá thể gấu được nuôi nhốt với mục đích làm cảnh hoặc để biểu diễn trong các công viên hoặc rạp xiếc.
ThS. Phan Thị Thùy Trinh - Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa con tại Điện Biên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI