»

Thứ tư, 22/01/2025, 13:58:19 PM (GMT+7)

Chương trình bồi thường sinh thái có thể làm cho nguồn nước sạch hơn

(15:56:21 PM 24/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Ở tỉnh Phúc Kiến phía đông Trung Quốc, nền kinh tế phát triển bùng nổ đã mang lại lợi ích không nhỏ cho các thành phố Tam Minh và Nam Bình, cũng như với nông dân sống ở các vùng đồi núi xung quanh. Tuy nhiên, điều đó lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sông Mân Giang và các thành phố phía hạ lưu của Phúc Châu, nơi tiếp nhận nguồn nước từ sông này.

Chính vì người nông dân đã đốn hạ những cây mọc bên sườn dốc của thung lũng sông Mân Giang làm cho sườn núi bị xói mòn nghiêm trọng, bùn đất bị cuốn trôi xuống làm vẩn đục cả con sông.

 

Sông Mân Giang ở Nam Bình, Trung Quốc. Ảnh: Pan Shi Bo

 

Để giảm bớt gánh nặng của việc lọc bùn từ nguồn nước thải đô thị, thành phố Phúc Châu đã chi khoảng 800 triệu đô-la Mỹ mỗi năm cho Tam Minh và Nam Bình để khuyến khích nông dân trồng cây phủ xanh đồi trọc và thực hiện các hoạt động sử dụng đất bền vững.

 

Đó là một phần của chương trình Bảo vệ tài nguyên nước Bồi thường thiệt hại sinh thái cho lưu vực sông Mân Giang, một trong những chương trình “bồi thường sinh thái” sử dụng các khoản đầu tư, ưu đãi và thậm chí cả cơ chế thị trường để quản lý khu vực này một cách triệt để trên quy mô lớn. Bằng cách thực hiện các chương trình này trên toàn đất nước, một quốc gia nổi tiếng với chính quyền tập trung cứng nhắc đã trở thành người đi đầu về phương pháp bảo vệ nhằm phù hợp với nhu cầu của từng lưu vực sông và khu dân cư xung quanh đó.

 

Thật vậy, người ta lấy làm ngạc nhiên khi Trung Quốc chiếm đến 91% vốn đầu tư lưu vực năm 2011, theo báo cáo Quốc gia đền bù cho lưu vực sông 2012 của dự án Thị trường Sinh thái. Kết quả là vào ngày 16/5, bồi thường sinh thái sẽ bước vào giai đoạn trọng tâm khi tổ chức môi trường phi chính phủ Forest Trends và chính phủ Trung Quốc hợp tác tổ chức diễn đàn Katoomba lần thứ XVIII tại Bắc Kinh với chủ đề: Rừng, nước và con người.

 

Bảo vệ vùng đất dốc

 

Chương trình bảo vệ sinh thái thành công nhất của Trung Quốc cho đến nay là Chuyển đổi đất canh tác thành rừng và đồng cỏ, hay còn gọi là Chương trình chuyển đổi  vùng đất dốc. Chương trình này biến đổi đất nông nghiệp thành rừng và đồng cỏ. Chương trình được thực hiện sau khi xảy ra lũ lụt trong những năm 90 làm chết hàng ngàn người và hàng triệu hộ dân phải di dời.

 

Khi trời mưa lớn, không có rừng hay thảm thực vật để che phủ ngăn dòng nước hoặc hấp thụ nước khi dòng nước tràn xuống những ngôi làng ven đồi. Vùng đất dốc cũng chiếm 65% của 2-4 tỷ tấn phù sa mỗi năm đổ vào sông Dương Tử và sông Hoàng Hà, hai con sông dài nhất và đóng vai trò quan trọng nhất của Trung Quốc.

 

Trong chương trình này, nông dân phải ngưng canh tác trên vùng đất đã được chọn để trồng rừng. Nhưng những nông dân đó phải tìm nguồn thức ăn và công việc khác. Giải quyết vấn đề này, chính phủ đã có chính sách bồi thường vật chất - gạo và tiền, để nông dân chuyển sang sinh sống bằng cách khác.

 

Chương trình chuyển đổi vùng đất dốc đã thành công. Đến năm 2003, hơn 2,000 quận huyện ở 25 tỉnh đã đưa vào áp dụng thực tế. Đến năm 2007, chương trình đã trồng mới hơn 9 triệu héc-ta rừng.

 

Chương trình bồi thường sinh thái có nguồn gốc từ các nước phương Tây

 

Trớ trêu thay, các cơ chế này đã được đưa ra trong các nước phương Tây như một sự thay thế hiệu quả cho các quy định chỉ huy và kiểm soát, là chương trình được chính phủ đơn phương thực thi không thông qua ý kiến công chúng. Ngoài Trung Quốc, chương trình được áp dụng gần đây nhất ở ngoại ô New York, nơi mà nông dân và câc cộng đồng khác được bồi thường cho việc duy trì các lưu vực sông phục vụ cung cấp nước uống cho thành phố.

 

Những chương trình tương tự đang được tiến hành trên khắp Mỹ Latinh cũng như ở châu Phi, nhưng chỉ có Trung Quốc đã chấp nhận và thực hiện giải pháp này ở cấp quốc gia để giải quyết những thách thức về tình hình nước sạch ở đất nước này.

 

Trung Quốc có thể phải đối mặt với một số vấn đề môi trường, nhưng khi nói đến việc quản lý sông đầu nguồn, các nước đang phải đối phó với khủng hoảng nước nên học hỏi những thành công của quốc gia này.

 

NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN (Theo nationalgeographic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chương trình bồi thường sinh thái có thể làm cho nguồn nước sạch hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI