Môi trường » Nước
Cà Mau: Hơn 2.300 hộ dân “khát” nước
(08:16:46 AM 03/06/2015)Không khoan được nước, người dân xã Biển Bạch (Thới Bình, Cà Mau) trông chờ vào nước trời. Ảnh: Thành An
Tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh
Xã Biển Bạch được chia đôi bởi dòng sông Trẹm. Cả xã có 5 ấp, với hơn 2.000 hộ dân nhưng có tới 1.400 hộ ở hai bên bờ sông Trẹm, đặc biệt là ấp 18 và ấp Thanh Tùng. Toàn bộ số hộ này hằng ngày phải mua nước sử dụng bởi không thể dùng được nước giếng khoan do mạch nước ngầm bị nhiễm phèn, mặn rất nặng. “Nhà tôi 4 lần khoan giếng ở vị trí khác nhau, có lần khoan sâu đến 180m, nhưng nước vẫn mặn và độ phèn cao. Từ đó đến nay phải dùng nước ông trời” - ông Nguyễn Hùng Anh - Bí thư Chi bộ ấp Thanh Tùng nói.
Gia đình ông Hùng Anh có 6 người, hằng tháng sử dụng hết sức tiết kiệm cũng hơn 10m3 nước, với giá 40.000 đồng/khối. Anh kể với giọng chua chát: “Khổ lắm chú ạ, sống giữa biển nước mà cứ phải ngửa cổ lên trời mong mưa. Nhà thì đông người, nước thì đắt đỏ nên dùng việc gì cũng phải suy nghĩ. Nước đi mua cũng chỉ để nấu nồi nước, nồi cơm. Nhiều lần đi làm về, người bẩn, nhảy ùm xuống vuông tôm tắm trước với nước mặn, sau đó lên nhúng khăn vào nước ngọt lau cho đỡ mặn, vậy là xong”.
Ngôi nhà nhỏ, đơn sơ chật hẹp ở ấp 18 của Mẹ VNAH Lê Thị Dòi có đến 5-6 cái lu quanh nhà. Mẹ Dòi kể: “Mấy năm trước người ta khoan một cây nước (trạm cấp nước), dùng được hơn năm thì hỏng. Năm ngoái lại xây một cái mới, dùng chưa được một tháng cũng đã hỏng, giờ bỏ không. Không biết bao giờ có nước sạch để dùng, đành dùng nước mưa hoài, hết thì lại mua. Nhưng mua đắt tiền, lại phải đợi. Bữa trước phải đặt cọc tiền cho người ta, rồi chờ mấy ngày nữa có nước”.
Để chống chọi với cái khát trong mùa khô, ngay từ mùa mưa người dân đã hứng nước mưa vào lu để dự trữ. Nhưng cách làm này cũng chỉ đối phó được khoảng 1 tháng, gia đình nào có vài chục cái lu thì được khoảng hai tháng. Nhà chị Nguyễn Thị Phượng (ấp Thanh Tùng), có đến 7-8 cái lu đựng nước, nhìn nước trong lu chúng tôi không khỏi giật mình khi màu nước “trong” không hơn gì mấy màu đục của nước sông Trẹm trước nhà. Không những vậy, trong những chiếc lu ám những vết úa vàng, những con loăng quăng bơi đầy. Chị Phượng cho biết, nước này là nước giếng khoan chị vừa mua về để nấu cơm nước hằng ngày.
Mùa khô tới sẽ hết khát?
Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đỗ Minh Trí cho biết, đã có chủ trương, kế hoạch xây dựng một nhà máy nước sạch ở xã Tân Bằng (huyện Thới Bình) rồi kéo đường ống nước về xã Biển Bạch, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Việc khảo sát mặt bằng đã thực hiện xong, nhưng phải đợi kế hoạch thực hiện cụ thể ở cấp lãnh đạo.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - GĐ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 2.300 hộ dân đang sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Để giúp bà con có được nước sạch sinh hoạt, trung tâm đã thực hiện dự án xây dựng công trình nước sạch để đáp ứng nhu cầu của người dân xã Biển Bạch. Dự án sẽ xây dựng ở xã Tân Bằng rồi kéo đường ống về Biển Bạch. Ước tính sẽ mất khoảng 70-75km đường ống dẫn, phục vụ cho hơn 2.000 hộ dân của huyện Thới Bình. Dự án đã được UBND tỉnh đồng ý với kinh phí 35 tỉ đồng (1 triệu USD vay của Ngân hàng Thế giới, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh).
Tuy nhiên, hiện còn phải chờ Bộ NNPTNT duyệt thì mới triển khai. Nếu dự án được duyệt sớm thì mùa khô năm sau bà con xã Biển Bạch sẽ có nước để dùng. Bên cạnh đó, sẽ trình UBND tỉnh một số dự án nước sạch ở các huyện nhằm đảm bảo toàn tỉnh có nước sạch dùng trong mùa khô.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)