»

Thứ hai, 25/11/2024, 09:32:11 AM (GMT+7)

Bất an với thủy điện Đồng Nai 2

(02:24:36 AM 23/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Sau khi hồ chứa thủy điện Đồng Nai 2 tích nước vài ngày, hiện tượng đất nứt, trượt sạt xuất hiện và ngày càng lan rộng. Song, trong tất cả văn bản của các cơ quan chức năng, hiện tượng này đều được gọi là “thiên tai”

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định phân bổ 340 triệu đồng thực hiện dự án di dời khẩn cấp các hộ dân vùng thiên tai thôn Gia Bắc, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh. Trước đó, cuối tháng 9-2013, trên địa bàn xã Tân Nghĩa - cách lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2 (ĐN2) khoảng 500 m - xảy ra hiện tượng đất nứt, sạt lở diện rộng. Đến nay, người dân địa phương vẫn chưa ổn định được cuộc sống. Hiện tượng sạt lở liệu có còn xảy ra hay không cũng chưa cơ quan chức năng nào thông báo.

 

Dời dân ra xa 2 km

 

Theo UBND xã Tân Nghĩa, phạm vi sạt lở khoảng 50 ha gồm 3 thôn: Gia Bắc 2, Lộc Châu 2 và Lộc Châu 3. Trong 27 hộ ảnh hưởng, 17 hộ ở thôn Gia Bắc 2 bị nặng nhất với 15 căn nhà hư hỏng hoàn toàn, ước tính thiệt hại khoảng 1,35 tỉ đồng. Tuyến đường dẫn vào thôn Gia Bắc 2 và đường điện cũng hư hỏng, thiệt hại ước tính khoảng 1,3 tỉ đồng.

 

Căn[-]nhà[-]mới[-]xây[-]của[-]anh[-]Dương[-]Văn[-]Sản[-]thành[-]đống[-]đổ[-]nát[-]sau[-]vụ[-]sạt[-]lở
Căn nhà mới xây của anh Dương Văn Sản thành đống đổ nát sau vụ sạt lở
 

Ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch UBND xã Tân Nghĩa, cho biết xã đã vận động người dân về tạm cư ở sân bóng của địa phương, hỗ trợ mỗi hộ ảnh hưởng 10 triệu đồng, đồng thời không cho phép xây dựng công trình ở khu vực sạt lở. Về lâu dài, theo ông Nguyễn Canh, Chủ tịch UBND huyện Di Linh, 17 hộ thôn Gia Bắc 2 phải di dời khỏi khu vực sạt lở.

 

UBND huyện Di Linh cũng vừa phê duyệt phương án bố trí tái định cư cho 17 hộ nêu trên tại khu vực cách nơi ở cũ khoảng 2 km. Về khoản tiền 340 triệu đồng, huyện vẫn chưa chi trả do phải thẩm định mức độ thiệt hại từng hộ.

 

Như vậy, ngoài các hộ dân nằm trong khu vực lòng hồ phải di dời để nhường đất cho thủy điện ĐN2, nay các hộ bên ngoài dự án cũng phải di dời.

 

Nhà chưa tân gia đã tan hoang

 

Mới đây, chúng tôi đã đến khu vực sạt lở đất nằm cạnh thủy điện ĐN2. Mặt đất bị xé toác tạo ra những rãnh sâu, rộng đến cả gang tay, chạy dài hơn 10 m. Khắp nơi ngổn ngang cây cà phê, tiêu bị chôn vùi. Người dân cho hay hiện tượng sạt lở bắt đầu vài ngày sau khi thủy điện ĐN2 tích nước (21- 9), kéo dài đến 2 tuần mới có dấu hiệu ngừng lại.

 

Anh Dương Văn Sản có căn nhà kiên cố nhất thôn Gia Bắc 2 và cũng là người bị thiệt hại nặng nhất. Sau trận sạt lở, căn nhà hơn 100 m2 chỉ còn là đống đổ nát. Thế nhưng, anh vẫn ở nhà kho sát bên nền nhà cũ để mót số cà phê còn sót trong rẫy, chỉ cho vợ con về sống bên ngoại.

 

“Tôi xây căn nhà hết 300 triệu đồng, trong đó vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng, chưa kịp tổ chức tân gia thì đã tan hoang, Giờ nhà không còn nhưng nợ thì còn đó, phải xoay xở để trả. Cả gia đình trông vào vườn cà phê nhưng phần thì thiếu nước, phần bị đất sạt lở gãy đổ hết, mót được chút nào hay chút đó” - anh nói như mếu.

 

Hầu hết nhà cửa trong khu vực sạt lở đều bể nát nhưng căn nhà của anh Lâm Thanh Nhã không bị xé tường. Vậy nhưng, anh phải che tạm căn chòi gần nhà để… tìm lại đất của mình. “Thấy dây điện võng xuống nền nhà, tôi căng lên nhưng nửa buổi đã võng trở lại. Khoảng 3 lần như thế, tôi phát hiện nhà mình bị trôi. Sáng ngủ dậy nhìn ra cửa, tôi chỉ thấy rẫy nhà hàng xóm, còn rẫy nhà mình không biết trôi đi đâu” - anh băn khoăn. Hiện nay, nhà anh Nhã đã cách nền cũ khoảng 5 m.

 

Dù chính quyền địa phương đã vận động người dân di dời đến nơi an toàn nhưng hầu hết các hộ đều trở về dựng nhà tạm để cố gắng thu hoạch nông sản còn sót.

 

Tại… thiên tai?

 

Trong tất cả văn bản của các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, hiện tượng trượt lở đất tại xã Tân Nghĩa đều được gọi là “thiên tai”. Vì thế, chi phí hỗ trợ người dân di dời khỏi khu vực nguy hiểm, ổn định cuộc sống đều trích từ ngân sách nhà nước. Dẫu vậy, chi phí đó vẫn không đủ bù đắp những thiệt hại của người dân.

 

Đại diện UBND xã Tân Nghĩa cho rằng cơn địa chấn vừa qua có sự tác động từ thủy điện ĐN2 nhưng mức độ ảnh hưởng bao nhiêu cần có các nhà khoa học giám định. Trong khi đó, ông Đặng Công Chuẩn - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Trung Nam, chủ đầu tư dự án thủy điện ĐN2 - khẳng định không có sự liên quan giữa việc thủy điện tích nước và sạt lở đất.

 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cũng đề cập vấn đề sạt lở nhưng rất khó xảy ra. Theo ông Chuẩn, trước đó, ở Tân Nghĩa đã xảy ra một trận mưa lớn, đây có thể là nguyên nhân gây sạt lở. Do khu vực sạt lở nằm ngoài ranh dự án nên chủ đầu tư không cần khảo sát, đánh giá lại về địa chất.

 

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã 3 lần khảo sát khu vực sạt lở. Ông Huỳnh Thiên Tính, trưởng phòng khoáng sản của sở này, mô tả khu vực sạt lở xuất hiện hệ thống các khe nứt song song, nằm gần vuông góc với dòng chảy sông Đa Dâng (sông Đồng Nai). Vị trí nứt gần lòng hồ thủy điện nhất là 700 m, độ chênh cao giữa khu vực sạt lở và lòng hồ dao động 80-300 m.

 

Theo ông Tính, đây là khu vực nằm trên lớp vỏ bazan chưa phân hóa hết, xen lẫn viên đá mồ côi nên cấu trúc yếu, thời điểm trước đó mưa nhiều thấm vào đất, cộng với nước mưa chảy từ trên núi đùn đất xuống. Đây có thể là nguyên nhân gây sạt lở đất. Nếu khu vực này còn mưa sẽ tiếp tục trượt sạt nhưng rất may mưa dừng lại.

Hiện tượng chưa từng có

Người dân thôn Gia Bắc 2 chỉ cho chúng tôi một nửa thân cây xoài bị chôn vùi. Cách đó khoảng 30 m, chúng tôi mới bắt gặp gốc xoài này nằm trơ trọi. Rõ ràng, khu vực này vừa trải qua một cơn địa chấn dữ dội.

Anh Dương Văn Sản khẳng định sạt lở đất đá ở Tân Nghĩa chỉ xảy ra sau khi thủy điện ĐN2 tích nước. “Trước giờ chưa có hiện tượng này. Người dân mong cơ quan chức năng nghiên cứu, sớm đưa ra kết luận nguyên nhân vụ lở đất. Ai gây ra người đó phải bồi thường để giúp dân giải quyết thiệt hại, ổn định cuộc sống” - anh Sản kiến nghị.

Theo ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó Chủ tịch HĐND xã Tân Nghĩa, ở Gia Bắc 2 từng có hiện tượng đất đùn lên gây đổ sập một căn nhà; còn hiện tượng nứt, sạt trượt diện rộng thì chưa từng thấy. Là người sống trong khu vực này đã lâu, ông Ngọc cho rằng địa chất và thế đất rất ổn định, không dễ sạt trượt.
 

(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bất an với thủy điện Đồng Nai 2

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI