»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:14:47 PM (GMT+7)

Tám triệu dân TP HCM dùng nước ô nhiễm

(23:59:16 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê, hiện nay tám triệu dân TP HCM dùng nước ô nhiễm. Nồng độ các chất ô nhiễm và các kim loại nặng đang tăng nhanh tại hầu hết các trạm bơm nước thô của các nhà máy nước nhưng giám đốc nhà máy nước Tân Hiệp nói công nghệ của nhà máy không xử lý được các chất này nếu vượt quá giới hạn cho phép.

Theo thống kê, hiện nay tám triệu dân TP HCM dùng nước ô nhiễm. Nồng độ các chất ô nhiễm và các kim loại nặng đang tăng nhanh tại hầu hết các trạm bơm nước thô của các nhà máy nước nhưng giám đốc nhà máy nước Tân Hiệp nói công nghệ của nhà máy không xử lý được các chất này nếu vượt quá giới hạn cho phép.

 

Trong khi đó, bà Đặng Thị Tuyết Loan, Phó phòng Quan trắc, Chi cục Bảo vệ Môi trường TP HCM, cho biết: “Các mẫu quan trắc, phân tích bổ sung và quan trắc định kỳ trên sông Sài Gòn cho thấy, mức độ ô nhiễm tại các trạm bơm nước đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt khi mưa lớn hoặc triều cường, khu vực lấy nước thô càng bị ô nhiễm”.

 

Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Tokyo (Nhật Bản) và WETI cho các trạm phía thượng nguồn như Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường (Bình Dương) đều có độ pH thấp hơn tiêu chuẩn A.

 

Chỉ có 1/18 vị trí quan trắc có độ đục đạt chất lượng tốt, có thể xử lý để ăn uống, sinh hoạt. Hầu hết các mẫu nước trên sông Sài Gòn đều có chỉ số Amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép.

 

Lượng Amoniac này có nguồn gốc từ các rạch Bà Cô, rạch Bà Bếp, rạch Tra và sông Vàm Thuật. Nồng độ sắt (Fe) đều vượt tiêu chuẩn A trên 1,5 lần. Tương tự, các chỉ số Coliform, dầu mỡ, TSS hầu như không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

 

Theo nhóm nghiên cứu, sông Sài Gòn bắt đầu bị ô nhiễm nặng từ năm 2002. Hàm lượng Amoniac, chất rắn lơ lửng, vi sinh đều tăng, có nơi vượt quá giới hạn nhiều lần.

 

Trong cuộc hội thảo chuyên đề về bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn mới đây, ông Bùi Thanh Giang, Giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp, thừa nhận nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy đang bị ô nhiễm nặng.

 

Giáo sư Lâm Minh Triết phân tích: “Khi chất lượng nước thô không tốt, nhà máy nước buộc phải tăng lượng Clo để oxy hóa sơ bộ và kết hợp duy trì độ pH ở một số vị trí để xử lý Mn và các hợp chất hữu cơ.

 

Do vậy, khả năng keo tụ, lắng cặn sẽ giảm xuống. Trong trường hợp độ mặn nước sông tăng hoặc chất lượng quá xấu, nhà máy buộc phải giảm hoặc ngừng bơm nước thô.

 

Khi đó, lượng nước sạch sẽ giảm, không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Còn nếu vẫn bơm đủ lượng nước thô thì nước đầu ra khó đảm bảo chất lượng”.

 

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiệp, Khoa Môi trường nước&Bảo hộ Lao động, Đại học Tôn Đức Thắng, nói: “Để loại bỏ các tạp chất và các chất ô nhiễm, công nghệ xử lý hiện nay chủ yếu vẫn là dùng Clo để khử. Đây là cách xử lý rẻ tiền nhưng không nên áp dụng lâu dài”.

 

Theo ông Thiệp, môi trường nước bị ô nhiễm chứa nhiều chất hữu cơ mạch dài không no như Trihalogen Methyl (những chất này khi gặp Clo sẽ tạo thành những hợp chất nguy hiểm cho người).

 

Bác sĩ Hoàng Thị Ngọc Ngân, Trưởng khoa Chăm sóc Sức khỏe Công cộng (Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM) cho biết, tất cả các nhà máy nước trên địa bàn TP HCM như Tân Hiệp, Thủ Đức, Bình An… chỉ có thể làm trong và khử trùng nước trước khi cung cấp cho người dân sử dụng, chứ không có chức năng lọc kim loại nặng.

 

Vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là các cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ chất lượng nguồn cung nước thô. Khi nguồn nước này bị ô nhiễm thì có nghĩa, dân đang đối mặt với những mầm bệnh nguy hiểm.

 

“Hằng tháng, Trung tâm Y tế Dự phòng đều lấy mẫu nước đầu ra của các nhà máy nước để kiểm nghiệm. Tạm thời, các mẫu nước này vẫn đạt tiêu chuẩn, nhưng để an toàn, dân nên tự trang bị hệ thống lọc nước trước khi sử dụng”, bác sĩ Ngân khuyến cáo.

 

Giáo sư Lâm Minh Triết, Viện trưởng WETI, cho biết: “Trong tổng số 29 khu công nghiệp ở lưu vực sông Sài Gòn thì chỉ có 12 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, riêng các cụm công nghiệp đều chưa trang bị hệ thống này. Theo thống kê năm 2005, lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông Sài Gòn trên 532.000 m3 một ngày đêm và dự kiến, tăng gần gấp đôi vào năm 2010. Đây là nguyên nhân chính làm tăng lượng Coliform, một chất nguy hiểm cho sức khỏe người dân”.
 

(Theo Báo Đất Việt)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tám triệu dân TP HCM dùng nước ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI