Môi trường » Nước
Sông ngòi hấp hối
(00:00:55 AM 18/06/2011)
Sông Thị Vải bị đầu độc 14 năm qua mà không ai hay. Hiểm hoạ kiểu này không chỉ ở Đồng Nai mà ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng có không ít con sông đang nằm chờ án tử như vậy. Người Hà Nội luôn bị ám ảnh bởi những dòng sông đã và sẽ bị giết
Lưu vực sông Cầu đang kêu cứu
Tại phiên họp thứ 3, do Uỷ ban Bảo vệ Môi trường Lưu vực sông Cầu tổ chức ngày 29/9 tại Vĩnh Phúc, các báo cáo liên quan đã được đưa ra. Trong những năm gần đây, các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu đều gia tăng các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Hiện có khoảng 800 cơ sở có nguồn thải ra lưu vực sông Cầu, chủ yếu từ khai khoáng và tuyển quặng, bên cạnh đó, nằm trên lưu vực sông Cầu còn có khoảng 200 làng nghề các loại chủ yếu tập trung ở Bắc Ninh và Bắc Giang, phần lớn nước thải không được xử lý, xả trực tiếp ra sông vào lưu vực sông Cầu.
Trong khi đó, theo đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khoa học, do khai thác không hợp lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững nên lưu vực sông Cầu đang suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “những thiệt hại về mặt lâu dài không thể kể hết được nếu không có những nỗ lực chung bảo vệ bền vững toàn khu vực. Chính vì vậy, lúc này trách nhiệm không chỉ còn là của các cơ quan quản lý nhà nước mà quan trọng hơn là trách nhiệm chung của cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp”.
Tại cuộc họp này, lãnh đạo các địa phương có sông Cầu đi qua đã thống nhất đưa ra kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện, quyết liệt và yêu cầu các biện pháp xử lý buộc phải có lộ trình khắc phục.
Nhiều con sông Hà Nội cũng đang chờ án tử
Trước đó, tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, rất nhiều ý kiến của cử tri Hà Nội đã lên tiếng kêu cứu cho những dòng sông của thủ đô.
Sông Thiên Đức bắt nguồn từ đầm Ái Mộ (Yên Viên) đến thượng lưu hồ Cống Vực (thôn Cung Đình, xã Dương Hà, Gia Lâm) có chiều dài 6.090 m. Sông Cầu Bây bắt nguồn từ hồ Kim Quan (phường Việt Hưng) đến cống Xuân Thuỵ có chiều dài 12.064m.
Các sông này làm nhiệm vụ tiêu thoát nước trong mùa mưa, đồng thời còn dự trữ nước phục vụ cho công tác chống hạn vụ Đông Xuân. Qua nhiều năm khai thác, hiện nay, các tuyến sông này bị bồi lắng, ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến công tác tưới tiêu và chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngày 21/1/2008, UBND Thành phố đã giao Công ty KTCT thuỷ lợi Đông Anh, nay là Công ty đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội khảo sát. Ngày 22/7/2008, công ty này đã lập kế hoạch chờ UBND TP xem xét quyết định việc thực hiện và điều mà dân Gia Lâm đang kêu chính là đề nghị Thành phố chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện cải tạo, nạo vét để kịp thời “cứu” các con sông này.
Sông Lừ chạy qua địa bàn phường Phương Mai bị nước thải từ các bệnh viện đổ ra gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hội đồng nhân dân TP sau khi xác minh đã có trả lời: Về tình trạng ô nhiễm nước sông Lừ trong đó có một phần do nước thải của Bệnh viện Đại học Y, TP đã giao cho Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với Sở Xây dựng để kiểm tra Bệnh viện Đại học Y về công tác xử lý nước thải y tế, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Đối với con sông Pheo chảy qua địa bàn Tây Tựu, người dân ở đây đang kiến nghị về việc giải quyết vấn đề nước thải của nhà máy giấy thải vào nước sông Pheo gây ô nhiễm môi trường. Một số xí nghiệp đầu nguồn sông Nhuệ cũng đang để nước thải chưa qua xử lý chảy trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường…
UBND TP đã giao cho Sở Tài nguyên&Môi trường phối hợp với chính quyền cơ sở kiểm tra và xử lý trong quý III năm 2008 và sẽ trả lời chính thức cho người dân vào 30/9/2008.
Các con sông này liệu có thoát được án tử hay không còn đang phải phụ thuộc nhiều vào thời gian và các cơ quan chức năng có quyết liệt hay không.
Sông Hoài trước nguy cơ bị bức tử
Phòng Tài nguyên&Môi trường TP Hội An vừa cho biết, mỗi ngày, sông Hoài phải tiếp nhận gần 8.590m3 nước thải phát sinh từ hoạt động của hàng trăm khách sạn, nhà hàng trên địa bàn TP và hơn 8.310m3 nước thải sinh hoạt của dân khu vực nội thị, tất cả đều chưa qua xử lý và đổ trực tiếp ra môi trường.
Lượng nước thải này theo gần 12.000m mương rãnh thu gom xập xệ vô tư chảy theo địa hình tự nhiên hoặc thấm xuống đất và chảy ra sông Hoài, khiến bờ sông luôn “phảng phất” mùi hôi thối.
Bà Jeni Anna, một du khách người Mỹ trong lần dạo quanh sông Hoài gần đây, nhận xét: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi thấy Hội An như thế này. Chính quyền sở tại cần có những động thái tích cực, sớm xử lý tình trạng sông ô nhiễm, bốc mùi hôi thối”.
Tại khu vực Chùa Cầu, nước sông luôn thường trực một màu đen, mùi hôi thối, xú uế bủa vây người dân. Theo ghi nhận, kênh Chùa Cầu là bãi đáp của hơn 2.200m3 nước thải từ hệ thống mương thoát nước thải của ba phường Minh An, Cẩm Phô, Tân An (Hội An) với số lượng dân cư thường xuyên xả thải nước thải sinh hoạt vào khoảng 12.000 người và 28 khách sạn (700 phòng, tương đương 1.050 khách), ba nhà hàng lớn cùng nhiều nhà hàng nhỏ, khiến tình hình ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.
Phòng Tài nguyên&Môi trường cho biết, nồng độ các chất ô nhiễm của nước sông tại khu vực này (BOD, COD…) vượt gấp 2 - 3,5 lần tiêu chuẩn cho phép.
Ông Nguyễn Năm, 70 tuổi, trú tổ 13, phường Minh An, bức xúc: “Hôi thối cả chục năm nay rồi. Người dân chúng tôi đã kiến nghị, nhưng mãi chẵng cải thiện gì. Cứ để thế này, con kênh Chùa Cầu sẽ trở thành kênh chết mà sông Hoài cũng chết, khi mà nước sông dần cạn đi, tình trạng ô nhiễm càng nghiêm trọng”.
Xa hơn về phía Đông, hàng ngàn khối nước thải ô nhiễm từ chợ Hội An trực tiếp xả nước thải ra sông Hoài cũng khiến cho tình trạng ô nhiễm nước sông trở nên nghiêm trọng.
Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết vừa qua, các chuyên gia môi trường Nhật Bản đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực Chùa Cầu và sông Hoài đang ở mức báo động.
Để khắc phục và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm này,
Riêng kênh Chùa Cầu, TP sẽ tiến hành vệ sinh súc rữa, đồng thời giải tỏa, mở rộng, khơi thông.
Ông Bay khẳng định, vấn đề môi trường Hội An sẽ được xử lý triệt để khi thực hiện dự án bảo vệ môi trường của TP với trị giá 10,9 triệu EUR từ nguồn vốn ODA của Pháp. Dự án này hiện đang được khởi động và dự kiến 3 - 5 năm nữa sẽ hoàn thành.
Tuy nhiên, với công suất thiết kế xử lý 6.700 m3/ngàyđêm của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt; 56,7 tấn/ngày đêm của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn và nước thải bệnh viện quy mô 300 giường cũng chỉ giải quyết được 50 phần trăm lượng rác hiện tại, phát sinh từ nội thị. Và theo tính toán, khả năng đáp ứng của các nhà máy trên sẽ chỉ còn khoảng 30 phần trăm cho đến năm 20120.
Và như vậy, một khi chất lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, sông Hoài vẫn đứng trước nguy cơ bị bức tử vì lượng chất thải độc hại đổ xuống sông hàng ngày.
(Theo Dân Trí, VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…