Môi trường » Nước
Nhiều công ty đổ nước thải ra Sông Hồng
(00:00:19 AM 18/06/2011)
Sự việc công ty miwon xả nước thải trực tiếp ra sông Hồng chỉ là giọt nước làm tràn ly, bởi vì thực tế còn khá nhiều công ty khác cũng linh động đổ nước thải với mức độ ô nhiễm, độc hại còn cao hơn rất nhiều.
Dòng sông sủi bọt vì ô nhiễm
Tại khu công nghiệp phía Nam của thành phố Việt Trì (Phú Thọ), nơi đóng khoảng gần 20 nhà máy xí nghiệp dọc bờ Sông Hồng, hầu như toàn bộ các ống xả nước đen ngòm đều được vô tư đổ ra sông.
Đây là cổng xả nước thải của công ty dệt nhuộm Pang Rim (Hàn Quốc) |
Có mặt tại Phố Hồng Hà, Phường Bến Gót, TP. Việt Trì, chúng tôi được chứng kiến chỉ dọc con đê dài khoảng 1km đã có ít nhất bốn cửa xả lớn, trong đó có ống xả nước của công ty dệt, nhuộm Pangrim (công ty 100 phần trăm vốn Hàn Quốc), được đặt khá kín đáo xả liên tục khiến cho cả một đoạn sông bụi bọt sủi trắng. Nước thải đen ngòm, cả một nhánh sông gần như không có sự sống khi bặt tăm bóng dáng cá, tôm.
Cửa xả thải 500 của công ty giấy Việt Trì chỉ có duy nhất một đường dẫn nước thải lộ thiên trực tiếp đổ ra sông Hồng. Toàn bộ khu vực cửa xả bốc mùi hôi thối, tanh lợm. Vào thời điểm nước thủy triều xuống, toàn bộ khu đất bồi phù xa tràn ngập vụn vải, vụn nilong mắc lại. Một vài loại cây trồng trên đất phù sa mà người dân canh tác ở đây gần như không thể sống nổi vì đất cũng bị ô nhiễm.
Toàn bộ khúc sông dài 1km thuộc phường Bến Gót hầu như không có sự sống |
Hơn 10 năm sống cạnh cửa xả của công ty giấy Việt Trì, gia đình chị Trần Thị Bích Lan, trú tại tổ 21, đường Hồng Hà, Phường Bến Gót, TP.Việt Trì, phải chịu đựng mùi hôi thối từ nước thải của công ty này mà không hề có một lời giải thích hay giải pháp cải thiện môi trường sống của của công ty.
Chị Lan cho biết: “Mỗi ngày công ty này bơm đổ ra sông khoảng ba lần một lượng lớn nước thải với thời gian bơm 5-6 tiếng/lần.
Mỗi khi bơm, mùi hôi thối, tanh tưởi lại bốc lên nồng nặc. Trẻ con ở đây 100 phần trăm bị mắc bệnh viêm họng, ho sốt kéo dài vì hít phải bụi bọt bay lên từ nơi xả. Thậm chí là cả người lớn cũng mắc chứng bệnh như vậy”.
Và đây là cống xả thải lộ thiên của công ty giấy Việt Trì. Màu nước ở đây không hề khác màu nước ở cống xả thải của Miwon |
“Nước xả của công ty miwon hay giấy Việt Trì có thể nặng mùi, hôi thối nhưng so với nguồn nước thải hàng ngày tại công ty hóa chất Việt Trì hay nhà máy nhuộm của Hàn Quốc, mức độ còn thua xa. Cá tôm quanh chỗ nước thải gần như không thể sống nổi”, chủ một lò gạch ngay bên ống xả của công ty hóa chất việt Trì xin được giấu tên cho biết.
Những lá đơn gửi vào im lặng
Theo ông Nguyễn Trọng Tỉnh, tổ trưởng tổ 21, Phường Bến Gót, chất thải nhà máy Pang Rim hết sức độc hại. Nhiều người ở đây bị mắc bệnh vì hít phải mùi khí độc xả từ công ty này ra, nhưng công ty này không những không bị xem xét mà còn được UBND tỉnh Phú Thọ cấp thêm đất.
Chúng tôi đã làm hàng chục lá đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng đóng trên tỉnh và cả các cơ quan chức năng khác trong vòng 5,6 năm nay nhưng không hề nhận được hồi âm nào cả.
Chị Trần Thị Bích Lan đang bế đứa con nhỏ bị dị ứng khắp người vì bọt nước xả thải. Cái giếng bên cạnh chị đã không sử dụng được từ lâu vì nước ố vàng |
“Bây giờ chán rồi, không nói nữa, bà con cũng để mặc mạng sống đến đâu thì đến thôi”, ông Tỉnh chán nản nói.
Chị Hằng sống trong tổ 21 rùng mình khi nói đến sự ô nhiễm này: “Khủng khiếp nhất là những hôm trời vừa mưa xong, mùi bốc từ dưới đất lên, lúc đó cảm giác như bị ngạt thở”.
“Cách đây hai tháng nhiều người - vì không chịu nổi mùi - kéo lên công ty Pang Rim kiến nghị dừng xả thải. Chúng tôi được biết ngay sau đó cong ty đuổi việc bốn bảo vệ vì dám đưa dân vào kiến nghị”, ông Tỉnh nói thêm.
Tiến Sỹ Bùi Phúc Khánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Tỉnh Phú Thọ, người từng kinh qua chức danh giám đốc sở Khoa học Công nghệ&Môi trường cũng từng là người xuống cùng dân để giải quyết khiếu nại từ nhiều năm trước về vấn đề môi trường, nói: “Không thể nói vì mục tiêu kinh tế mà bỏ đi mục tiêu bảo vệ môi trường. Người ta có thể sống chung với lũ chứ không thể sống chung với ô nhiễm”.
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…