»

Thứ năm, 28/11/2024, 04:50:36 AM (GMT+7)

Công khai bức tử sông Hậu

(00:01:00 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Từ trước đến nay việc thải nước ra sông Hậu diễn ra công khai. Sông Hậu chảy qua Cần Thơ, đang chịu đựng nước thải chưa qua xử lý của 3 khu công nghiệp - mỗi ngày trên 60.000 m3, chưa kể hàng ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp khác.

Từ trước đến nay việc thải nước ra sông Hậu diễn ra công khai. Sông Hậu chảy qua Cần Thơ, đang chịu đựng nước thải chưa qua xử lý của 3 khu công nghiệp - mỗi ngày trên 60.000 m3, chưa kể hàng ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp khác.

Những miệng cống của doanh nghiệp tại khu công nghiệp Trà Nóc xả nước đen ngòm ra sông Hậu Ảnh: Kiến Giang

Vô tư  xả nước bẩn

 

Theo quy trình, nước thải sau khi được doanh nghiệp xử lý bước một, tập trung lại tại khu công nghiệp (KCN) xử lý lần hai rồi mới được thải ra sông Hậu. Ở đây, 15 phần trăm doanh nghiệp thải nước bẩn trực tiếp ra sông, còn lại 85% có hệ thống xử lý nước thải bước một.

 

Tuy nhiên việc các hệ thống này có được vận hành thường xuyên hay không không chắc chắn. Thực tế, hầu hết các miệng cống từ các doanh nghiệp thường xuyên thải ra thứ nước đen ngòm, đặc quánh và tanh nồng.

 

Nhà ông Dương Văn Mười (tại khu vực 4, phường Trà Nóc, Bình Thủy, Cần Thơ) nằm cạnh một cống thoát nước của KCN Trà Nóc đổ ra rạch rồi chảy ra sông Hậu.

 

Ông bức xúc: “Nhiều năm nay, người dân ở đây chịu đủ mùi tanh của cá, mùi hôi thối của vỏ tôm, lông gà vịt. Rạch Sang Trắng trước kia là nguồn nước sinh hoạt của bà con. Nay nước rạch bẩn đến mức không ngửi nổi. Dân xung quanh mắc đủ thứ bệnh”.

 

Ông Lê Văn Minh, Trưởng phòng Quản lý Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên&Môi trường Cần Thơ, cho biết chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải bước một với doanh nghiệp nhỏ xấp xỉ một tỷ đồng, doanh nghiệp lớn lên đến hàng chục tỷ đồng. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tốn kém cả trăm triệu đồng/tháng nên không ít doanh nghiệp không xây dựng hoặc không vận hành hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra sông. “Chỉ khi có kiểm tra, doanh nghiệp mới vận hành hệ thống xử lý nước thải để đối phó” - Ông Minh nói.

 

Trên địa bàn Cần Thơ còn có 500 ao, bè nuôi cá, trên dưới 5.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện đều chưa có hệ thống xử lý nước thải chung. Tình trạng này kéo dài đã hàng chục năm mà không có biện pháp ngăn chặn.

 

Hiện nước sông Hậu đã có hàm lượng độc tố vượt quá chuẩn cho phép. Ví dụ như hàm lượng amoniac vượt quá 10 lần, chỉ số coliform (nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột) vượt 136 lần.

 

Chế tài quá đuối

 

Theo ông Minh, việc doanh nghiệp thải nước bẩn trực tiếp ra sông có một phần do khi quy hoạch KCN, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung. Đến nay, UBND Cần Thơ mới tính đến phương án vay 15 triệu USD để xây dựng tại KCN Trà Nóc nhưng cũng phải đợi đến năm 2009 mới bàn đến việc xây dựng đề án.  

Tháng 3/2008, hội thảo khoa học phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng bằng Cửu Long - triển vọng và thách thức, tổ chức tại Long An đưa ra một con số thống kê đồng bằng Cửu Long có 113 khu-cụm công nghiệp với 12.757 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên diện tích khoảng 24.000ha đất, mỗi năm thải 42,7 triệu m3 nước thải công nghiệp, 220.000 tấn rác thải công nghiệp. Các KCN này cạnh sông Tiền, sông Hậu và đến nay chưa có KCN nào có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Ông Minh nói: “Việc vi phạm của doanh nghiệp là công khai và tràn lan, tuy nhiên chế tài là không đủ mạnh”.

 

Ví dụ, Sở Tài nguyên&Môi trường chỉ được phép xử phạt doanh nghiệp vi phạm dưới 70 triệu đồng, cao hơn phải trình UBND thành phố ra quyết định. Dù có bị xử phạt mức như vậy là quá nhẹ nhàng so với chi phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Phòng Quản lý Môi Trường (Sở Tài nguyên&Môi trường Cần Thơ) biên chế 10 người, hàng năm kiểm tra không xuể.

 

Việc kiểm tra, xử phạt hàng ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp và hàng trăm hộ nuôi cá được phân cấp cho phòng tài nguyên&môi trường các quận, huyện. Mỗi quận, huyện chỉ có từ 1 - 2 cán bộ nên việc kiểm tra, xử phạt các cơ sở này rất kém hiệu quả cơ quan chức năng thiếu phương tiện, con người và chuyên môn lâu nay bất lực nhìn các cơ sở này công khai xả nước bẩn ra sông.

 

Đơn cử như 40 cơ sở nấu mật đường tại huyện Thốt Nốt, có hàm lượng độc tố chất thải thẳng ra sông vượt mức cho phép hàng ngàn lần. Trong khi huyện chỉ có một cán bộ chuyên trách về môi trường.

 

Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an Cần Thơ được thành lập từ tháng 10/2007 đến nay có 25 cán bộ, chiến sỹ kiêm nhiệm nhiều việc. Không có phương tiện tác nghiệp, mỗi lần muốn kiểm tra các doanh nghiệp phải đi nhờ phương tiện của các đơn vị khác.

 

Việc xử phạt các doanh nghiệp cũng chuyển về Sở Tài nguyên&Môi trường. Thượng tá Lê Văn Chì, Trưởng phòng, cho biết: “Đã có pháp lệnh xử phạt hành chính quy định thẩm quyền của cảnh sát môi trường, tuy nhiên phải chờ nghị định và thông tư hướng dẫn”. 

(Theo Tiền Phong)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công khai bức tử sông Hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI