»

Chủ nhật, 19/01/2025, 14:10:55 PM (GMT+7)

Cả làng sống cùng thạch tín

(23:59:11 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Sau khi có kết quả xét nghiệm hơn 100 mẫu nước từ các giếng khoan của Sở Khoa học Công nghệ&Môi trường Hà Tây (cũ), dân xã Đông Lỗ bỗng kinh hoàng khi biết được bấy lâu nay họ đang phải sống chung với nguồn nước bị nhiễm thạch tín với nồng độ rất cao.

Những mảng rau muống ngày càng thưa dần trên các sông, ao, hồ.
Sau khi có kết quả xét nghiệm hơn 100 mẫu nước từ các giếng khoan của Sở Khoa học Công nghệ&Môi trường Hà Tây (cũ), dân xã Đông Lỗ bỗng kinh hoàng khi biết được bấy lâu nay họ đang phải sống chung với nguồn nước bị nhiễm thạch tín với nồng độ rất cao.

Điều đó có thể giải thích cho nguyên nhân số người bị mắc bệnh ung thư tại địa phương trong những năm lại đây lại gia tăng đột biến

Ốc đảo hoang mang...

Xã Đông Lỗ có trên 6.000 dân, được chia thành sáu thôn, tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ lệ dân thôn Thống Nhất bị mắc bệnh ung thư gia tăng đột biến. Cả thôn có gần 1.100 dân nhưng trong hơn 10 năm trở lại đây, số người chết vì bệnh ung thư đã trên 80 người.

Thôn Thống Nhất được ví như một ốc đảo bởi sự biệt lập với những thôn khác trong xã. Toàn thôn bị bao bởi sông Nhuệ đang ô nhiễm nặng, do nước thải từ Hà Nội và một số địa phương đổ về. Dòng nước luôn đen ngòm, bốc lên mùi hôi thối.

Trước đây, khi chưa có kết quả xét nghiệm về nguồn nước, người dân vẫn vô tư sử dụng nước ô nhiễm cho sinh hoạt hàng ngày. Nhiều khi thấy cá, tôm chết nổi, người dân vô tư vớt về ăn, dù khi ăn thấy có mùi thum thủm. Khi mang cho lợn, gà ăn thì lợn gà chết mà không hiểu nguyên nhân. Từ đấy trong làng người dân thi nhau... mắc bệnh, sức khoẻ giảm sút trông thấy.

Theo nhẩm tính của ông Nguyễn Trung Dũng - bí thư chi bộ thôn, -trong những năm gần đây, số người bị chết vì bệnh ung thư là không ít. Chỉ riêng năm 2006 có tới 12 người chết vì bệnh ung thư, đa phần là ung thư gan. Năm 2007 cũng có bảy người  chết do ung thư và từ đầu năm 2008 đến nay dân làng cũng đã phải tiễn đưa tám người cũng vì căn bệnh trên.

Nhắc đến vấn đề này, ông Nguyễn Đình Khoái - phó bí thư chi bộ thôn  - bùi ngùi: "Số người chết vì bệnh ung thư trong độ tuổi lao động chiếm đa số. Có gia đình 2 - 3 người bị mắc bệnh, năm trước gia đình có người mất, năm sau lại mất thêm người nữa, thật buồn".

Cần có giải pháp lâu dài

Nước giếng khoan qua bể lọc thủ công cũng chỉ được dùng để rửa chân tay.

Kể từ khi có kết quả xét nghiệm về nồng độ thạch tín trong nước cao hơn nhiều lần so với quy định, hầu hết người dân đã có ý thức trong việc giữ gìn sức khoẻ. Các hộ trong thôn cũng tự giúp đỡ nhau xây bể nước mưa.
 
Được biết, năm 2006, tỉnh Hà Tây (cũ) có hỗ trợ dân trong xã 100 bể lọc, sau đó, Ngân hàng chính sách huyện Ứng Hoà cũng hỗ trợ bằng cách cho vay vốn để người dân xây bể nước mưa, hầm bioga. Song cho đến nay, những sự hỗ trợ trên... thưa dần.

Trong khi đó, mỗi hộ nếu phải bỏ ra 4 - 5 triệu đồng xây một chiếc bể nước cũng không phải dễ dàng. Điển hình như gia đình anh Bùi Văn Tám, mặc dù gia đình rất muốn có được bể nước sạch nhưng dù cố gắng, chắt chiu, anh chị cũng chỉ đủ tiền nuôi hai đứa con đang theo học đại học mà thôi.

Đấy là chưa kể đến nhà anh Nguyễn Công Chức, đã chắt chiu nuôi được sáu con bò dự định giáp Tết bán lấy tiền xây bể, nào ngờ tháng trước bò uống nước sông về đổ bệnh hàng loạt, con sẩy thai, con đi ngoài đành phải bán, lỗ hơn 20 triệu đồng. Vì thế, những gia đình hiện đang có đàn bò như gia đình anh Nguyễn Văn Cam, Nguyễn Văn Hải, Bùi Văn Chung luôn sống trong cảnh lo âu khi đi chăn bò.

Khi được hỏi về giải pháp ngăn chặn tình trạng dịch bệnh gia tăng do nguồn nước bị ô nhiễm, ông Phạm Đức Síu - trưởng thôn Thống Nhất - cũng chỉ cho hay, trước mắt địa phương vận động và khuyến cáo dân mỗi nhà tự xây bể nước mưa cho sinh hoạt và không dùng nước sông, hồ, nước giếng khoan cho việc ăn uống. Tuy nhiên, đến nay, toàn thôn cũng chỉ có chưa đầy 70 phần trăm số gia đình có bể nước mưa.

(Theo Lao Động)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cả làng sống cùng thạch tín

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI