»

Thứ hai, 20/01/2025, 10:25:18 AM (GMT+7)

6 thách thức lớn về an ninh nguồn nước tại Việt Nam

(13:00:44 PM 26/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Từ lâu, an ninh nguồn nước đã là vấn đề được các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu nước trên toàn cầu. Mặc dù nằm trong số các quốc gia được cho là có trữ lượng nước dồi dào, song Việt Nam lại đang phải đối đầu với 6 thách thức lớn về an ninh nguồn nước do sự phân bố nguồn nước không đồng đều, ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn nước cả về mặt số lượng và chất lượng.

7[-]thách[-]thức[-]lớn[-]về[-]an[-]ninh[-]nguồn[-]nước[-]tại[-]Việt[-]Nam

Khô hạn ở Ninh Thuận- Ảnh minh họa: Hồ Văn Điền


Một trong 6 thách thức nói trên, phải kể đến sự mất cân bằng giữa nhu cầu dung nước và khả năng dự trữ nước. Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 7.500 hồ chưa nước và đập dâng với dung tích chưa khoảng 20 tỷ m3. Nhưng trong đó, riêng nhu cầu nước dự kiến đến năm 2020 của một số lĩnh vực do Bộ NN&PTNT quản lý đã lên tới 125 tỷ m3 - theo chiến lược của phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020. Như vậy số với nhu cầu sử dụng cần thiết thì số nước được cấp chủ động từ các hồ chứa chỉ chiếm tỷ lệ vô cùng khiêm tốn, số còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa tự nhiên và nguồn cung từ các con sông thông qua hệ thống trạm bơm. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hiện nay lưu lượng nước của các con sông đang trong tình trạng suy giảm đáng kể.

Như đã nói ở trên, một phần lớn nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nước từ sông ngòi tuy nhiên Sông ngòi Việt Nam lại bị phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước từ các con sông bên ngoài. Theo thống kê, có tới 63% tổng lượng dòng chảy sông ngòi Việt Nam đến từ các nước làng giềng, chỉ riêng với khu vực sông Mê Công, tỷ lệ này đã chiếm tới 90%( Bộ TN&MT năm 2012). Chính vì vậy, Việt Nam khó có thể nào nắm được thế chủ động ttrong quản lý và khai thác nguồn nước.

 

7[-]thách[-]thức[-]lớn[-]về[-]an[-]ninh[-]nguồn[-]nước[-]tại[-]Việt[-]Nam

Ảnh Hồ Văn Điền


Việt Nam cũng chưa xây dựng được chiến lược sử dụng nước, đây chính là nguyên nhân dẫn đến thiếu kiểm soát nguồn tài nguyên nước. Trong nền kinh tế Việt Nam, công nghiệp vẫn được coi là ngành tiêu tốn nhiều nước nhất, với tỷ lệ sử dụng lên tới 70- 80% nguồn nước, đồng nghĩa với việc xả thải ra môi trường từng đó nguồn nước mà đa phần là nước thải chưa được xử lý. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có khảo sát cụ thể nào về nhu cầu và thực tế sử dụng  nước, từ đó đưa ra các khuyến cáo và phương án sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước cũng như xử lý nguồn nước xả thải sao cho có thể tái sử dụng.

Bên cạnh đó, tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng là một yếu tố quan trong khiến an ninh nguồn nước bị đe dọa. Việt nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH nên tác động từ việc gia tăng các hiện tượng cực đoan này khiến nguồn nước bề mặt càng trở nên khan hiếm trong mùa khô và úng ngập trong mùa mưa. Đặc biệt là các hiện tượng mưa, bão, hạn hán thất thường trong thời gian vài năm trở lại đây. Điển hình là trận hạn hán kỷ lục trong 40 năm qua tại một số nơi thuộc các tỉnh như Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, hạn hán kéo dài làm diện tích gieo trồng phải để trắng, phải chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn. Hay các trận mưa, bão, triều cường lên cao gây ngập lụt kéo dài vừa qua tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh…..

Phát triển kinh tế và hội nhập cũng là một tác nhân gây sụt giảm và suy thoái nguồn nước. Phát triển kinh tế cũng đi đôi với nhu cầu sử dụng nguồn nước tăng cao, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu đô thị….. Chủ trương Đô Thị hóa cũng góp phần “Bê tông hóa, cống hóa” không ít những ao hồ, sông ngòi, kênh rạch vốn giúp tích trữ nguồn nước bề mặt và thẩm thấu nguồn nước ngầm thành các khu chung cư, đường quốc lộ… dẫn đến nguồn nước ngầm đang bị suy kiệt nghiêm.

 

Bên cạnh những yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan về ý thức của con người là một thách thức đáng quan tâm lưu ý nhất. Đa số người dân cho rằng “Nước là vô tận” song đó là quan niệm sai lầm mà người dân cần phải nhận ra, hiểu được vai trò của nước và mối nguy hại khi thiếu nước. Bằng chứng là trận hán hán lịch sử trong 40 năm qua tại một số tỉnh miền Trung, người dân thiếu nước để sinh hoạt canh tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hay đợt mất nước kéo dài làm người dân Thủ đô khốn đốn, hoặc 85,000 gia đình ở hai thành phố Cẩm Phả và Hạ Long “khát” nước sạch trầm trọng do vỡ đường ống dẫn nước sạch bị sau trận mưa lũ lớn,… đó chỉ là một ví dụ điển hỉnh cho việc thiếu nước, mất nước trong thời gian tạm thời.

Vậy nếu mất nước, thiếu nước trong thời gian dài hạn hoặc vĩnh viễn thì sẽ ra sao?

Đó là câu hỏi dễ nhưng rất khó để trả lời.

Có thể thấy an ninh nguồn nước Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn từ những thách thức mang tính khách quan và chủ quan. Dự báo về nguy cơ thiếu nước trong thế kỷ 21 của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam không còn quá xa xôi. Chính vì thế, nhiệm vụ của toàn xã hội là phải chung tay bảo vệ, tiết kiệm, đồng thời tăng cường quản lý, phân bổ hiệu quả nguồn nước ổn định cho mục tiêu phát triển bền vững.

PHƯƠNG THẢO /Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 6 thách thức lớn về an ninh nguồn nước tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI