»

Thứ tư, 22/01/2025, 22:13:30 PM (GMT+7)

Ngập lụt - thành “thương hiệu” của Sài Gòn

(10:25:07 AM 12/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Sáng 11/12, phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 12 HĐND TPHCM “nóng rực” về tình trạng ngập úng. Người dân TP nói rằng, có lẽ họ phải sống trong ngập úng nhiều hơn dân miền Trung. Rằng, Sài Gòn bây giờ không chỉ để lại trong tâm trí người dân TP, mà người dân cả nước là cụm từ “4 mùa nước ngập” và kiểu ngập thì cũng “giông giống” thủ đô Hà Nội.

Nước ngập lút yên xe khiến phụ huynh vất vả đón con. Ảnh: minh quân


Dân kêu thì cứ việc kêu, chính quyền thành phố vẫn là trách nhiệm của chung: “Vấn đề đặt ra là trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ TP đến sở ngành, quận huyện đối với công tác chống ngập, đặc biệt đối với các dự án thi công gây ngập” - lời bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TPHCM.


Ngập là chuyện thường ngày


Người dân TP vốn đã quá quen chuyện ngập lụt, tháng nào cũng dăm ba lần bì bõm trên những nẻo đường mà hầu như nơi nào cũng ngập nước. Không mưa cũng ngập vì triều cường, chỉ là trận mưa nhỏ, đường phố bỗng thành sông. Người dân TP ở những nơi thường xuyên ngập đã quá quen với cảnh chạy lụt. Nhà ở TP mà đều đã chuẩn bị sẵn những bao cát nhỏ, tạo thành những con đê trước cửa, để cản dòng “nước lũ” vô nhà.


Mới đây, tối ngày 4.12, trận triều cường lịch sử cao nhất 61 năm qua, đã khiến hàng trăm hộ dân ở phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) chỉ kịp chạy thoát thân. Trong chốc lát, tài sản đã chìm trong biển nước. Nhìn những chậu mai chuẩn bị cho tết ngập trong nước mà người dân đau nhói trong lòng, nghe dự báo, từ nay đến tết còn tới những 4 đợt triều cường vượt mức báo động ba, người dân vẫn phải sống chung với ngập cho đến ngày cận tết. 


Người dân niền Trung, người dân ở nơi cuối nguồn sông Mêkông vốn đã quen với chuyện sống chung với lũ đã đành, trong khi người dân TPHCM thì lại sống với lũ, với ngập nhiều hơn. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thì mỗi mùa nước nổi, người dân bội thu cá tôm, còn người dân Sài Gòn thì lao đao với các dịch vụ như lau chùi bugi, dùng thuyền đưa người qua lại, chở xe máy trên những tuyến phố ngập sâu.


Dư luận ví von rằng, Sài Gòn đã thành Venice của Châu Á, rồi tiềm năng của TPHCM là “du lịch triều cường”, đủ thấy TP vốn có tiếng là “hòn ngọc viễn đông” thủa nào, nay được cả nước ngoài biết đến là TP úng ngập triền miên. Sài Gòn ngập là đề tài cho cư dân thoải mái phóng tác những bài ca với những ca từ “Sài Gòn ngập lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”, rồi “Nửa đêm đang ngủ lim dim/ Bỗng đâu nàng đến làm chân ướt mèm...”, và hình ảnh người dân ngồi trên thuyền, giăng câu trên đường phố Sài Gòn đã xuất hiện trên tờ tạp chí nước ngoài.


Chống ngập, lại ngập nhiều hơn  

ĐB Võ Văn Sen: “Chống ngập như hiện nay là không bền vững”. 


Phiên chất vấn của các đại biểu HĐND TPHCM phải nói rằng là “nóng rực” chuyện quanh năm ngập úng, điều không thể chấp nhận ở một thành phố lớn nhất nhì cả nước. ĐB Lê Minh Đức nêu rằng, khi xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi làm cho đoạn Q.Thủ Đức thường xuyên bị ngập khi triều cường, thậm chí khi mưa lớn cũng bị ngập.
 

Ông đặt câu hỏi: “Khi triển khai dự án mở rộng các tuyến đường thì trung tâm có phối hợp với chủ dự án để chống ngập hay không?”. ĐB Võ Văn Sen tiếp lời: “Thời gian qua, tình hình chống tái ngập trên địa bàn TP không hiệu quả chút nào cả”. Ông đưa ra dẫn chứng: Năm 2013 xử lý tổng có 9 điểm ngập, nhưng lại phát sinh ra 21 điểm ngập mới, trong đó có nhiều điểm do thi công ngăn dòng chảy; nghĩa là giảm thì ít, mà tăng lên thì nhiều.


Vậy, “Chương trình chống tái ngập này không phải là thiếu bền vững, mà là không hiệu quả. Nguyên nhân do đâu?” - ông Sen đặt câu hỏi.


“Các dự án chống ngập khi triển khai thi công lại gây ngập. Tại sao các công trình chống ngập thì liên tục được triển khai nhưng vẫn diễn ra tình trạng tái ngập và phát sinh nhiều điểm ngập mới?” - ĐB Dương Văn Nhân nêu vấn đề. Nói thay nỗi lòng, tâm tư người dân, ĐB Tuyết Nhung nêu: “Công tác chống ngập thời gian qua chưa đáp ứng được nguyện vọng của cử tri TP!”.


Ông Nguyễn Ngọc Công - Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM - thừa nhận: Hầu hết các điểm ngập mới phát sinh là do thi công các dự án. Ông lý giải: Các đơn vị thi công trong quá trình thi công dẫn dòng không hợp lý, xâm chiếm dòng chảy nên xảy ra ngập. Để xảy ra tình trạng này, một phần là do công tác quản lý thời gian qua chưa tốt. Mới đây lãnh đạo TP đã đi khảo sát và có nhắc nhở chủ đầu tư. Từ đây đến tết, sẽ cố gắng làm tốt, không để xảy ra tình trạng này nữa”.


Theo ông Công: “Muốn giảm ngập bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay thì nhất thiết phải có hệ thống đê bao và kiểm soát triều. Dự kiến từ nay đến 2020, TP tiếp tục đầu tư hoàn thiện các hệ thống đê bao và các cống kiểm soát triều trên địa bàn”. Như vậy, người dân TP sẽ phải sống trong ngập lụt chí ít cả hơn nửa thập kỷ.
 
Đúc kết chất vấn về ngập lụt, Chủ tịch HĐND TP cũng chưa thỏa: Vấn đề đặt ra là trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ TP đến sở ngành, quận huyện đối với công tác chống ngập, đặc biệt đối với các dự án thi công gây ngập. địa bàn TP. 


  Đưa con đi học bằng thuyền. 


Trong những năm gần đây, tình trạng ngập lụt tại đô thị TPHCM không khác gì các tỉnh miền Trung. Trời không mưa, nhưng nhiều khu dân cư trên địa bàn TPHCM vẫn có thể bị ngập sâu từ 1 đến gần 2m.
 
TPHCM với 60% số diện tích có cao trình thấp hơn mực nước triều, lại nằm dưới hạ lưu sông Sài Gòn, do đó dù trời không mưa, song  hằng tháng người dân Sài Gòn vẫn chịu cảnh bì bõm ngập  khoảng 10 ngày  khi  triều cường dâng cao.


Theo thạc sĩ Hồ Long Phi – GĐ Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu ĐH Quốc gia TPHCM – diễn biến của mực nước triều cường những năm gần đây luôn biến động thất thường theo chiều hướng đỉnh triều năm sau luôn cao hơn năm trước. Khoảng 3 năm gần đây (năm 2011 – 12.2013), đỉnh triều cường thường xuyên vượt 1,6m. Đáng lo ngại,  tần suất những đợt triều cường vượt trên 1,6m thường xuyên xuất hiện, thậm chí như  tháng 10 vừa qua, đỉnh triều bất ngờ nhảy vọt lên 1,68m.


2 năm qua, TP đã đầu tư đưa vào vận hành 246 tuyến cống thoát nước với chiều dài 333,4km và hàng trăm dự án cấp bách để giải quyết ngập, tốn khoảng  gần 1 tỉ USD. Tuy nhiên, qua các  đợt triều cường vừa qua, tình trạng ngập lụt vẫn biến phức tạp.

Các khu vực thường xuyên bị ngập nặng phải kể đến là P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức. Tình trạng người dân chạy lũ tại một số phường trên địa bàn Q.Thủ Đức diễn ra thường xuyên  khi mực triều cường dâng cao 1,6m.


Q.8 là địa phương cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi  tình trạng triều cường. Đặc biệt, người dân sinh sống tại các khu vực bến Phú Định, Mễ Cốc, An Dương Vương, Hồ Học Lãm phải sống chung với cảnh ngập gần như 10-15 ngày trong tháng. Nhiều hộ dân không chịu nổi cảnh triều cường đành phải treo biển bán nhà bỏ đi nơi khác, nhưng nhà thì cũng không dễ bán bởi  cảnh sống chung với ngập.


Ngoài ra, nhiều khu dân cư nằm trên địa bàn các quận 6, 7, Thủ Đức,  huyện Nhà Bè cũng cùng cảnh ngộ lội nước bì bõm dù trời vẫn nắng chang chang.

(Theo Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngập lụt - thành “thương hiệu” của Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI