»

Thứ năm, 21/11/2024, 09:14:49 AM (GMT+7)

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?

(10:47:31 AM 30/01/2020)
(Tin Môi Trường) - Được coi có thể là nguồn gây ra sự bùng phát virus corona ở Trung Quốc, dơi còn mang trong mình nhiều loại virus gây bệnh khác nhờ hệ thống miễn dịch đặc biệt.

Tiến sĩ Peter Daszak, Chủ tịch của EcoHealth Alliance, người làm việc ở Trung Quốc 15 năm nghiên cứu các bệnh từ động vật sang người, cho biết: "Chúng tôi chưa biết nguồn lây bệnh, nhưng có bằng chứng khá mạnh rằng đây là virus corona từ dơi".

 
"Đó có lẽ là dơi móng ngựa Trung Quốc", ông nói.
 
Nếu ông đúng, loại virus này sẽ bổ sung vào nhiều loại virus khác mà dơi mang theo. Dịch SARS và MERS là do virus corona từ dơi gây ra, cũng như bệnh dịch siêu vi khuẩn có sức tàn phá rất cao ở lợn.
 
Ổ chứa tự nhiên của nhiều virus
 
Theo New York Times, một con dơi có thể lưu trữ nhiều loại virus khác nhau mà không bị bệnh. Chúng là ổ chứa tự nhiên của virus Marburg, Nipah và Hendra, gây bệnh cho người và làm bùng phát dịch bệnh ở châu Phi, Malaysia, Bangladesh và Australia.
 
Chúng được cho là ổ chứa tự nhiên của virus Ebola. Chúng cũng mang virus dại nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi virus này.
 

Vì[-]sao[-]dơi[-]sống[-]được[-]khi[-]mang[-]nhiều[-]virus[-]trong[-]mình? 

Chủng virus corona từ Vũ Hán đang lây lan có thể có nguồn gốc từ dơi. Ảnh: New York Times.
 
Khả năng chịu đựng virus của chúng, vượt trội so với các động vật có vú khác, là một trong nhiều khả năng đặc biệt của chúng.
 
Chúng là loài động vật có vú biết bay duy nhất, chúng ăn côn trùng mang mầm bệnh và chúng rất cần thiết trong quá trình thụ phấn của nhiều loại trái cây, như chuối, bơ và xoài. Chúng cũng là nhóm vô cùng đa dạng, chiếm khoảng một phần tư tất cả các loài động vật có vú.
 
Nhưng khả năng cùng tồn tại của dơi với các loại virus có thể lây sang các loài động vật khác, đặc biệt là con người, có thể gây ra hậu quả tàn khốc khi chúng ta ăn, buôn bán và xâm phạm lãnh thổ của loài dơi.
 
Tìm hiểu cách dơi mang và tồn tại trước rất nhiều loại virus là một câu hỏi khó đối với khoa học, và nghiên cứu mới cho thấy câu trả lời có thể là cách loài dơi thích nghi tiến hóa với việc bay đã thay đổi hệ thống miễn dịch của chúng.
 
Trong bài báo năm 2018 trên Cell Host và Microbe, các nhà khoa học ở Trung Quốc và Singapore nói cuộc điều tra của họ về cách loài dơi xử lý một thứ gọi là cảm biến ADN. Nhu cầu năng lượng để bay lớn đến mức các tế bào trong cơ thể bị phá vỡ và giải phóng các đoạn ADN khiến chúng trôi nổi tự do.
 
Vì[-]sao[-]dơi[-]sống[-]được[-]khi[-]mang[-]nhiều[-]virus[-]trong[-]mình?
Dơi quạ có khả năng mang theo virus Nipah trên cây ở vùng Beawar, Ấn Độ. Ảnh: AP.
 
Động vật có vú, bao gồm cả dơi, có cách để xác định và phản ứng với các đoạn ADN như vậy, điều này có thể biểu thị sự xâm lấn của tế bào gây bệnh. Nhưng ở dơi, sự tiến hóa đã làm suy yếu hệ thống đó, cơ chế thường sẽ gây ra tình trạng viêm khi nó chống lại virus.
 
Dơi đã mất một số gen liên quan đến phản ứng đó, điều này được cho là hợp lý vì bản thân tình trạng viêm có thể gây hại rất lớn cho cơ thể. Chúng vẫn còn phản ứng đó nhưng ở mức yếu. Do đó, phản ứng yếu này cho phép chúng duy trì "trạng thái cân bằng của 'phản ứng hiệu quả' nhưng không 'quá mức' chống lại các virus".
 
Làm thế nào để quản lý và ngăn chặn sự bùng phát của virus hiện tại có tên chính thức là nCoV- 2019, tất nhiên, là điều tối quan trọng hiện nay. Nhưng truy tìm nguồn gốc của nó và hành động để chống lại sự bùng phát hơn nữa có thể phụ thuộc một phần vào kiến thức và việc theo dõi loài dơi.
 
"Sự bùng phát có thể được ngăn chặn và kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết về nguồn gốc sâu xa thì virus này có thể tiếp tục lan rộng", tiến sĩ Daszak nói.
 
Số lượng lớn, phạm vi rộng
 
Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã nghiên cứu những con dơi một cách cẩn thận, nhận thức rõ rằng dịch bệnh như hiện tại có khả năng xảy ra cao nhất.
 
Mùa xuân năm ngoái, trong bài viết về virus corona của dơi, hay CoVs, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc viết "có khả năng cao CoVs của dơi sẽ lại nổi lên để gây ra dịch bệnh tiếp theo". "Trung Quốc là một điểm nóng", họ nói thêm.
 
Vì[-]sao[-]dơi[-]sống[-]được[-]khi[-]mang[-]nhiều[-]virus[-]trong[-]mình?
Dơi thường đậu trên những hang động như thế này ở Nam Phi, nơi các nhà khoa học đang thử nghiệm dơi cho bệnh dại. Ảnh: CNN.
 
Chắc chắn, loài gặm nhấm, linh trưởng và chim cũng mang mầm bệnh có thể nhảy và đã nhảy sang người, không chỉ có dơi. Nhưng có những lý do để suy luận chúng liên quan đến một số dịch bệnh và có khả năng dính dáng sâu hơn.
 
Dơi rất nhiều và phổ biến. Trong khi dơi chiếm một phần tư các loài động vật có vú, loài gặm nhấm là 50 %, phần còn lại là con người. Dơi sống ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực, gần với con người và trang trại. Khả năng bay làm cho chúng có phạm vi rộng, giúp phát tán virus và phân của chúng có thể truyền bệnh.
 
Người dân ở nhiều nơi trên thế giới ăn dơi và bán chúng ở các chợ động vật sống, vốn là nguồn gốc của SARS, và có thể đợt bùng phát virus corona mới nhất khởi phát từ Vũ Hán. Chúng cũng thường sống theo đàn lớn trong các hang động, nơi điều kiện đông đúc là lý tưởng để truyền virus cho nhau.
 
Trong báo cáo năm 2017 trên tạp chí Nature, tiến sĩ Daszak, Kevin J. Olival và các đồng nghiệp khác từ EcoHealth Alliance, cho biết họ đã tạo ra cơ sở dữ liệu gồm 754 loài động vật có vú và 586 loài virus, phân tích loại virus nào được nuôi dưỡng bởi động vật có vú nào và cách chúng ảnh hưởng đến vật chủ.
 
Vì[-]sao[-]dơi[-]sống[-]được[-]khi[-]mang[-]nhiều[-]virus[-]trong[-]mình?
Một con dơi nâu từ hang ở Ely, bang Nevada (Mỹ), đang được nghiên cứu. Dơi nâu có thể sống tới gần 20 năm. Ảnh: New York Times.
 
Họ xác nhận suy nghĩ của các nhà khoa học: "Dơi là vật chủ với tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao hơn đáng kể so với các động vật có vú khác".
 
Và chúng không chỉ sống sót trước các virus mà chúng nuôi dưỡng. Dơi sống rất lâu so với động vật có vú nhỏ. Dơi nâu lớn, một loài phổ biến ở Mỹ, có thể sống gần 20 năm trong tự nhiên. Những loài khác sống gần 40 năm. Một con dơi nhỏ ở Siberia sống ít nhất 41 năm. Các loài vật như chuột nhà sống trung bình khoảng hai năm.
 
Tuy nhiên, không nên đổ lỗi cho dơi vì sự bùng phát dịch bệnh. Việc nghiên cứu các virus dơi mang trong mình đem lại lợi ích cho con người. Chính con người đã xâm phạm vào cuộc sống của loài dơi chứ không phải ngược lại.
 
Tiến sĩ Daszak nhấn mạnh rằng việc ngừng bán động vật hoang dã ở các chợ là điều cần thiết để ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai.
 
Nhưng vì những đợt dịch như vậy là không thể tránh khỏi, việc theo dõi và nghiên cứu động vật hoang dã, như dơi, cũng quan trọng không kém. Ông so sánh tình hình với khủng bố. Cả hai cuộc tấn công khủng bố và dịch bệnh dường như không thể tránh khỏi. Để vượt qua được chúng, sự khôn ngoan là rất quan trọng.
Theo New York Times
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI