Môi trường » Không khí
Thót tim với “hung thần” xa lộ
(23:07:48 PM 23/10/2011)Ngày 22-10, chúng tôi có mặt trên Quốc lộ 1K và liên tục phải nép vô sát lề đường để tránh từng đoàn xe ben, xe tải tấp nập ra vào các mỏ đất, đá thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Sau đó, các xe này ngược xuôi di chuyển theo cả hai hướng về cầu vượt Linh Xuân, quận Thủ Đức - TPHCM và cầu Hóa An - Đồng Nai.
“Hầu hết các xe này đều phóng nhanh, vượt ẩu; thùng xe lại không che chắn làm rơi vãi đất, đá đầy đường khiến Quốc lộ 1K lúc nào cũng mịt mù bụi. Không những mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng, người dân chúng tôi còn thường xuyên thót tim mỗi khi gặp các “hung thần” này trên Quốc lộ 1K” - ông Nguyễn Văn Xuân, ngụ cạnh mỏ đá Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương, bức xúc.
Mỏ đá Tân Đông Hiệp nằm tại khu vực ngã ba Suối Hiệp, cách trạm thu phí Quốc lộ 1K khoảng 300 m. Hằng ngày, bất kể giờ giấc, nhiều xe ben liên tục ra vào mỏ này để vận chuyển đá. Dù đá được chất đầy tràn, cao quá thùng xe nhưng chỉ được các tài xế phủ bạt qua loa, thậm chí có xe còn không che chắn. “Khi ra quốc lộ lưu thông với tốc độ cao, những chiếc xe này làm rơi vãi đá khiến bụi bay mịt mù, người đi đường phải hứng chịu” - bà Trần Thị Quỳnh, nhà ven Quốc lộ 1K ở thị xã Dĩ An, cho biết.
Trên nhiều đoạn đường, lượng đất, đá tích tụ lâu ngày thành đống nên rất dễ gây tai nạn cho người điều khiển xe máy, nhất là khi mưa xuống. “Hầu như ngày nào cũng có người té ngã vì đất, đá của các “hung thần” làm rơi vãi trên đường gây thương tích nặng. Thậm chí, có trường hợp còn bỏ mạng vì bị xe từ sau lao đến không tránh kịp cán phải” - bà Quỳnh ngao ngán.
Có đi trên tuyến Quốc lộ 1K mới thấy được nỗi bức xúc của người dân địa phương. Trên đoạn đường dài chưa tới 10 km, chúng tôi bắt gặp hàng loạt mỏ đá lớn, nhỏ như: Hóa An, Ngọc Quý, Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ... “Xe ben, xe tải chở đất, đá hoạt động gần như bất kể ngày đêm. Vì thế, chúng tôi luôn cảm thấy bất an mỗi khi ra đường” – ông Xuân lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Giang, Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Bình Dương, thừa nhận tình trạng xe ben, xe tải nặng chở đất, đá không che chắn cẩn thận làm rơi vãi xuống đường gây ô nhiễm môi trường, dễ dẫn đến tai nạn khiến người dân bức xúc là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nay trên Quốc lộ 1K. Tuy nhiên, mỗi khi thanh tra giao thông, CSGT có mặt thì đội ngũ cò - được các chủ doanh nghiệp vận tải thuê mướn theo dõi lực lượng chức năng - liền báo trước để đối phó. Cách đối phó của cánh tài xế thường là khóa cửa xe rồi bỏ đi hoặc chạy thật nhanh qua địa bàn giáp ranh (Đồng Nai hay TPHCM), gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng thi hành công vụ.
“Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương vừa chỉ đạo kiên quyết xử lý tình trạng này. Chúng tôi đã lên kế hoạch phối hợp với lực lượng CSGT Trạm Quốc lộ 13, Công an thị xã Dĩ An tuần tra liên tục trên Quốc lộ 1K trong thời gian tới; đồng thời nhắc nhở đơn vị quản lý, thu phí có trách nhiệm vệ sinh mặt đường để bảo đảm an toàn giao thông” - ông Giang cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…