Giao lưu trực tuyến
“Ô nhiễm”… trách nhiệm?!
(23:20:02 PM 08/09/2015)Cá nuôi trong lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu của ngư dân chết trắng bụng vào sáng 6-9 - Ảnh: Đ.Hà.
Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng không chỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu mà đang xảy ra ở hầu hết các địa phương. Ngày có càng nhiều những dòng sông chết, nhiều làng ung thư, có nơi người dân phải ăn cơm trong mùng vì ruồi hoặc mắc rất nhiều loại bệnh do nhà máy gạch, nhà máy nhiệt điện than hay bụi công trình… Theo Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có khoảng 20 bãi rác, 10 bệnh viện chưa hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 8 bãi rác do cấp tỉnh quản lý, 5 bệnh viện trực thuộc các bộ, 42 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, 2 bệnh viện tư nhân, 21 trung tâm chữa bệnh, giáo dục, xã hội và 108 cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải hoàn thành việc xử lý trước ngày 31-12-2015. Trên thực tế, số lượng địa chỉ gây ô nhiễm lớn hơn nhiều. Đáng ngạc nhiên và hết sức thất vọng là trong số những điểm ô nhiễm nghiêm trọng nêu trên, chiếm tỉ lệ không nhỏ là những bệnh viện công và những cơ sở đầu tư công.
Dù rằng đầu tư chống ô nhiễm môi trường phải tốn chi phí lớn nhưng không vì thế mà lờ đi trách nhiệm với sức khỏe và tài sản của người dân. Bảo vệ môi trường chính là tinh thần thượng tôn pháp luật, là đạo đức, là văn hóa doanh nghiệp - đơn vị. Nếu vì lợi nhuận mà xem thường cộng đồng thì chắc chắn doanh nghiệp ấy, đơn vị ấy không thể tồn tại lâu dài được. Trường hợp của Vedan là một bài học mà đến nay chắc ai cũng còn nhớ.
Người dân sống trong khu vực bị ô nhiễm khi vượt mức chịu đựng thường phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng tại sao chính quyền địa phương không biết hoặc làm ngơ không giải quyết để các điểm ô nhiễm tồn tại dài ngày, gây hại cho cộng đồng dân cư? Vì thiếu trách nhiệm, xem thường ý kiến người dân hay vì những lý do nào khác? Cho dù với lý do gì đi nữa, để người dân sống trong ô nhiễm quá lâu là lỗi của chính quyền. Nhà chức trách có dám đến ở trong môi trường ô nhiễm đó vài tuần?
Phát triển nóng, quy hoạch thiếu bài bản, buông lỏng quản lý môi trường là thảm họa mà nhiều nước đang phát triển hiện phải gánh chịu hậu quả. Với Việt Nam, nhất là các đô thị lớn, không thể chần chừ mà phải sớm cân đối giữa sản xuất và môi trường, tăng cường trách nhiệm về quản lý môi trường, nhất là công tác kiểm tra có tiêu cực hay không trong xử lý vi phạm môi trường. Chúng ta hiện còn phải đối mặt với nhiều thiệt hại và trả giá từng ngày do ứng xử kém với môi trường, như lấp kinh, rạch để làm khu nghỉ dưỡng; phá rừng xây thủy điện; lấn sông làm khu đô thị... Nếu vẫn lửng lơ trách nhiệm trong ngăn chặn và khắc phục tình trạng trên thì cái lợi trước mắt về kinh tế hôm nay sẽ chẳng thể nào bù đắp được những tổn thất nặng nề hơn nhiều trong tương lai không xa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.