Môi trường » Không khí
Rác còn chôn là còn hôi
(11:23:39 AM 30/08/2016)
Xe chở rác ra vào bãi rác Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, phía sau là bãi chôn lấp rác - Ảnh: HỮU KHOA
UBND TP.HCM đang ráo riết chỉ đạo các cơ quan chức năng xác định nguồn gây ra mùi hôi ở khu Nam Sài Gòn để có biện pháp xử lý phù hợp. Hôm qua, tại cuộc họp báo về kinh tế - xã hội, đại diện UBND TP cho biết đang tổ chức đoàn kiểm tra và sẽ công khai vấn đề này khi có kết quả.
Nhanh chóng xác định nguồn gây mùi hôi
Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 29-8, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - môi trường nhanh chóng kiểm tra, báo cáo cụ thể về tình trạng bốc mùi hôi ở khu vực Nam Sài Gòn.
“Tôi có gọi điện thoại trực tiếp cho anh Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường, sở đã nhanh chóng cử người trực tiếp xuống nắm tình hình. Trước nay có nhiều đơn thư của bà con gửi phản ảnh về tình trạng ô nhiễm này. Nếu không sớm giải quyết sẽ ảnh hưởng rất nhiều thứ” - ông Phong nói.
Theo ông Phong, hiện vẫn chưa xác định nguyên nhân là từ khu Đa Phước.
Qua trao đổi giữa ông Phong với ông Nguyễn Toàn Thắng thì ông Thắng nói có thể có khả năng một trong những nguyên nhân từ Đa Phước. Ngoài ra còn nguyên nhân từ những công trình nào nữa phải kiểm tra làm rõ để có biện pháp xử lý.
Tại cuộc họp báo chiều cùng ngày, chánh văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan thông tin cho đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở kết luận đâu là nguyên nhân gây ra mùi hôi vì khu vực này có nhiều đơn vị làm nhiệm vụ xử lý chất thải.
“TP sẽ phải tổ chức đoàn kiểm tra hẳn hoi. Sở Tài nguyên - môi trường chủ trì phối hợp với các quận huyện, đơn vị có liên quan sớm kiểm tra và có báo cáo cụ thể. Khi có kết quả cũng sẽ đề nghị Sở Tài nguyên - môi trường họp báo công khai” - ông Hoan khẳng định.
Về hướng giải quyết căn cơ, ông Hoan cho rằng ngoài chuyện lập đoàn kiểm tra, quan trọng nhất là phải tổ chức quan trắc môi trường một cách chặt chẽ. Phải có những trạm tự động tiếp nhận và đưa ra được các thông số làm cơ sở để xử lý.
“Thậm chí ở các khu xử lý rác cũng phải có trạm quan trắc để cơ quan nhà nước kiểm tra đánh giá. Chứ cứ đi kiểm tra mà không có cơ sở khoa học, kỹ thuật, không có con số chứng minh cụ thể thì rất khó quy trách nhiệm cho các đơn vị” - chánh văn phòng UBND TP nêu quan điểm.
Nguồn: QUỐC THANH - Đồ họa: TẤN ĐẠT
70% khối lượng rác được đem chôn
Đề cập những vấn đề xử lý rác thải của TP, một trong những yêu cầu mới đây của UBND TP đối với các cơ quan chuyên môn là phải làm việc lại với Công ty TNHH Xử lý chất thải VN (VWS) - chủ đầu tư bãi rác này - về giải pháp sử dụng công nghệ mới nhằm hạn chế việc chôn lấp rác.
Thực tế cho đến nay, tại bãi rác Đa Phước chỉ có chôn lấp toàn bộ lượng rác được giao theo hợp đồng trước đây (3.000 tấn/ngày) và cả lượng rác được giao tăng thêm sau này (trung bình khoảng 2.000 tấn/ngày).
Còn theo hợp đồng ký kết và phê duyệt dự án, ngoài chôn lấp rác, dự án xử lý rác của Công ty VWS phải tái chế rác, làm phân hữu cơ...
Nhưng Công ty VWS lấy lý do lâu nay không nhận được rác phân loại từ đầu nguồn như hợp đồng đã ký, nên đến nay chỉ chôn lấp rác.
Rà soát vấn đề này, cả Thường vụ Thành ủy TP và UBND TP đều yêu cầu các cơ quan chức năng phải xem xét giá xử lý rác 16,4 USD/tấn (giá khởi đầu) đã bao hàm cả chi phí sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ.
Lãnh đạo TP cũng đánh giá sau 10 năm đưa vào hoạt động, không riêng VWS, các khu xử lý rác của TP đều chưa đạt yêu cầu về công nghệ xử lý, hơn 70% khối lượng vẫn được xử lý bằng chôn lấp hợp vệ sinh, chưa có công nghệ mới...
Trong khi đó, mục tiêu của TP từ nay tới năm 2020 là phải áp dụng công nghệ xử lý rác sinh hoạt với tỉ lệ: 40% tái chế, làm phân compost, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh 60% tổng lượng phát sinh.
Thực tế hiện nay cho thấy trong tổng lượng rác phát sinh chỉ có khoảng 2.200 tấn/ngày được giao cho Công ty VietStar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa (đặt tại khu xử lý rác Phước Hiệp, Củ Chi) để phân loại, tái chế, làm phân bón, đốt...
Phần rác còn lại không làm gì được nữa thì mới đưa trở lại bãi chôn lấp. Như vậy ở hai dự án này, dù quy mô chưa phải là lớn nhưng lượng rác chôn lấp cũng giảm được đáng kể.
Còn ở khu Đa Phước thì lượng rác lên tới 5.000 tấn/ngày và chỉ mang đi chôn lấp. Câu hỏi đặt ra là nếu rác đưa về bãi Đa Phước vẫn cứ mãi chôn lấp thì bao giờ TP.HCM mới tiến được đến mục tiêu giảm chôn lấp rác?
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM - cho biết TP đang tìm kiếm những công nghệ hiện đại hơn để thay chôn lấp rác.
Chôn lấp rác cho thấy có chi phí rẻ tiền, dễ làm nhưng bản chất về chi phí trên thực tế là chưa tính đúng, tính đủ giá trị của diện tích đất dùng để chôn rác. Đồng thời chôn rác có nhiều hệ quả môi trường phát sinh, nước rỉ rác, mùi hôi...
Theo bà Mỹ, Sở Tài nguyên - môi trường TP có tiếp cận khoảng 5-6 dự án xử lý rác thải áp dụng công nghệ đốt rác. Thông tin ban đầu về các dự án này cho thấy có dự án đưa ra giá cả xử lý bằng công nghệ này là không cao hơn nhiều so với chi phí chôn lấp rác hiện nay.
Thậm chí có dự án chào giá bằng với giá chôn lấp rác hiện tại. Các dự án này đã được Sở Tài nguyên - môi trường TP báo cáo UBND TP.
VWS được phép đẩy công suất
lên 10.000 tấn/ngày
Khu xử lý rác Đa Phước của Công ty VWS được Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án chính thức đi vào hoạt động tháng 4-2005 (quy định trước đây thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên - môi trường TP).
Khi có chủ trương tăng khối lượng rác cho Công ty VWS xử lý tại bãi rác Đa Phước, công ty này được Bộ Tài nguyên - môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nâng công suất tiếp nhận, xử lý rác sinh hoạt từ 3.000 tấn/ngày lên 10.000 tấn/ngày.
Với phê duyệt này được hiểu là Công ty VWS có thể nâng công suất lên đến 10.000 tấn/ngày.
Ý kiến bạn đọc về: Rác còn chôn là còn hôi
-
daoluyen (21:52:19 PM 30/08/2016)việt nam môi trường phải xanh và sạch
tôi thấy xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là không khả thi vì có chánh được mùi hôi giảm đi nhưng ai giám chắc chất khử mùi đó không độc,không ảnh hưởng đến thế hệ con cháu chúng ta ,cá còn phải chết thì con người ra sao.nếu chúng ta nói chung,người có trách nhiệm nói riêng không cùng nhau giải quyết triệt để vấn đề này một cách khẩn trương nghiêm túc thì việt nam chúng ta khoảng 5-10 năm nữa bệnh viện sẽ nhiều hơn trường học lúc đó chúng ta nói gì với thế hệ trẻ việt nam (mười năm trồng cây, trăm năm trồng người.....)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…