»

Thứ bảy, 23/11/2024, 15:36:38 PM (GMT+7)

Ô nhiễm từ Châu Á khiến các cơn bão mạnh hơn Tin mới nhất

(15:20:52 PM 21/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Một nghiên cứu mới đây cho biết, khí dung trong bầu khí quyển đã và đang làm thay đổi thời tiết ở Bắc Mỹ.


 Ngày 8/12/2013, những tòa nhà ở tỉnh Liên Vân Cảng, Trung Quốc, bị bao phủ bởi khí ô nhiễm. Vấn nạn ô nhiễm hóa chất tại châu Á ngày càng khiến các lốc xoáy ở vùng Thái Bình Dương ngày một mạnh hơn, và làm gia tăng nhiệt độ ở Bắc Bán Cầu. Ảnh: Chinaphoto Images


Một nghiên cứu mới đây cho thấy những diễn biến xảy ra ở châu Á không chỉ nằm trong thuộc địa này. Theo các chuyên gia, Nạn ô nhiễm do các cuộc bùng nổ kinh tế ở khu vực Viễn Đông đã và đang gây ra những cơn bão mạnh hơn và thay đổi mật độ thời tiết trên biển Thái Bình Dương, điều này đang dần làm thay đổi khí hậu vùng Bắc Mỹ.


“Rất khó có thể nói thời tiết tại Bắc Mỹ có những chuyển biến tốt hay xấu vào lúc này”, ông Renyi Zhang, giáo sư ngành Khoa học Khí quyển trường Đại học Texas A&M nói. Ông Zhang cùng với các nhà khoa học đến từ Mỹ và Trung Quốc, đã tiến hành cuộc nghiên cứu và được xuất bản trong Báo cáo khoa học của Học viện Quốc gia hồi thứ Hai.


Các nhà khoa học cho biết vấn nạn ô nhiễm hóa chất tại châu Á ngày càng khiến các lốc xoáy ở vùng Thái Bình Dương ngày một mạnh hơn, và làm gia tăng nhiệt độ ở Bắc Bán Cầu. Kết quả là, “gần như chắc chắn khí hậu ở Hoa Kỳ đang dần thay đổi”, ông Zhang nói.

Lượng mưa giảm, mật độ cơn bão tăng


Ông Zhang và các đồng nghiệp đã sử dụng máy tính cho việc mô phỏng trong nghiên cứu các ảnh hưởng của các hạt khí dung (aerosols) lên khí hậu, điều này làm cản trở một phần các hạt rắn nhỏ trong không khí. Các hạt khí dung tự nhiên chủ yếu trên Thái Bình Dương là do lượng muối của các đợt song tràn vào và thổi vào đất liền.


Những những hạt rắn này đang dần bị tăng lên đáng kể do con người gây ra. Theo ông Zhang, vấn đề cả nhóm nghiên cứu quan tâm nhất trong các hạt khí dung là lượng muối sunfat (sulfates), chủ yếu đã bị loại bỏ bởi các nhà máy điện đốt than. Những chất khác  gây ô nhiễm trong các hạt khí dung còn được thải ra từ các phương tiện giao thông và nhà máy, xí nghiệp.


Trong không khí, khí dung phân tán và hấp thụ ánh sáng mặt trời, và do đó có thể vừa làm mát vừa sưởi ấm lên khí hậu. Nhưng nó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành mây, lượng mưa và độ lớn của những ảnh hưởng gián tiếp trên đám mây, điều này được xem là trở ngại lớn nhất của các nhà khoa học trong việc dự báo biến đổi khí hậu.


Những đám mây hình thành khi hơi nước ngưng tụ xung quanh các hạt khí dung để tạo thành các giọt chất lỏng. Vì ô nhiễm làm tăng số lượng của các hạt, nên nó hình thành nhiều giọt nước nhỏ hơn. Những giọt nước nhỏ hơn lần lượt bốc hơi lên cao hơn trong khí quyển, và thậm chí hình thành băng trước khi chúng kết tủa.


Trong một bài báo trước đó, ông Zhang và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và cho thấy rằng lượng “đám mây đối lưu sâu”, bao gồm cả giông bão, đã tăng lên trong Bắc Thái Bình Dương vào giữa năm 1984 và 2005. Theo họ kết luận, có thể nguyên nhân là do sự gia tăng ô nhiễm khí dung từ châu Á. “ Việc gia tăng các cơn bão Thái Bình Dương đã chỉ ra sự thay đổi rất lớn đối với khí hậu”, họ viết.


Ảnh hưởng toàn cầu


Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành ngay việc xem xét những tác động toàn cầu. Mô hình khí hậu toàn cầu tiêu chuẩn đã mô phỏng không khỉ tại các điểm lưới có khoảng cách quá xa để xử lý các quá trình quy mô liên quan đến việc hình thành đám mây – đây được xem là một nguyên nhân tại sao các đám mây vẫn là một vấn đề nan giải đối với các nhà khoa học khí hậu. Nhưng những nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo một “mô hình đám mây” thành một mô hình khí hậu thông thường.


Sau đó, họ đã sử dụng mô hình “đa quy mô” (multiscale) để so sánh lượng không khí vào giai đoạn tiền công nghiệp năm 1850, thời điểm mức độ ô nhiễm khí dung trên Thái Bình Dương thấp, với bầu không khí hiện tại.


Các mô hình mô phỏng đã xác nhận rằng các sol khí nhân tạo hiện đang lan rộng khắp Thái Bình Dương và có tác động lớn đến các cơn bão quét ở phía Đông vào mùa Đông. Các cơn bão đang ngày một mạnh hơn so với lúc chúng chưa bị ô nhiễm, nhiều băng hơn và một mô hình “đe” rộng hơn trên các đỉnh đám mây. Và nhưng cơn bão mạnh hơn đang có tác động đáng kể vào bầu khí quyển toàn cầu: Chúng đang làm tăng lưu lượng nhiệt từ vùng xích đạo về phía Bắc Cực, ông Zhang nói.


Còn Bắc Mỹ thì sao? Những cơn bão Thái Bình Dương có một sự ảnh hưởng lớn đến thời tiết của Mỹ, và những thay đổi mang tính tự nhiên với quy mô lớn như hiện tượng Elk Nino và La Nina được biết đến trong việc phá vỡ mô hình thông thường của nó, dẫn đến lũ lụt và hạn hán.'


“Những gì chúng ta cho thấy đã thể hiện việc khí dung từ châu Á có thể được chuyển qua Thái Bình Dương và làm thay đổi thời tiết ở Bắc Mỹ”, ông Zhang nói, nhưng để biết rõ về bản chất của sự thay đổi đòi hỏi sự nghiên cứu thêm.


“Chúng ta đã nhận thấy thời tiết có sự biến đổi kỳ lạ, chẳng hạn như mùa Đông rất lạnh ở miền Đông Hoa Kỳ, vì vậy câu hỏi tiếp theo là, chúng ta phải làm sao với vấn đề ô nhiễm ở châu Á? ”.

NGUYỄN TRỌNG HOÀN (Theo Daily news)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm từ Châu Á khiến các cơn bão mạnh hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI