Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ngày 8/12/2013, những tòa nhà ở tỉnh Liên Vân Cảng, Trung Quốc, bị bao phủ bởi khí ô nhiễm. Vấn nạn ô nhiễm hóa chất tại châu Á ngày càng khiến các lốc xoáy ở vùng Thái Bình Dương ngày một mạnh hơn, và làm gia tăng nhiệt độ ở Bắc Bán Cầu. Ảnh: Chinaphoto Images
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những diễn biến xảy ra ở châu Á không chỉ nằm trong thuộc địa này. Theo các chuyên gia, Nạn ô nhiễm do các cuộc bùng nổ kinh tế ở khu vực Viễn Đông đã và đang gây ra những cơn bão mạnh hơn và thay đổi mật độ thời tiết trên biển Thái Bình Dương, điều này đang dần làm thay đổi khí hậu vùng Bắc Mỹ.
“Rất khó có thể nói thời tiết tại Bắc Mỹ có những chuyển biến tốt hay xấu vào lúc này”, ông Renyi Zhang, giáo sư ngành Khoa học Khí quyển trường Đại học Texas A&M nói. Ông Zhang cùng với các nhà khoa học đến từ Mỹ và Trung Quốc, đã tiến hành cuộc nghiên cứu và được xuất bản trong Báo cáo khoa học của Học viện Quốc gia hồi thứ Hai.
Các nhà khoa học cho biết vấn nạn ô nhiễm hóa chất tại châu Á ngày càng khiến các lốc xoáy ở vùng Thái Bình Dương ngày một mạnh hơn, và làm gia tăng nhiệt độ ở Bắc Bán Cầu. Kết quả là, “gần như chắc chắn khí hậu ở Hoa Kỳ đang dần thay đổi”, ông Zhang nói.
Lượng mưa giảm, mật độ cơn bão tăng
Ông Zhang và các đồng nghiệp đã sử dụng máy tính cho việc mô phỏng trong nghiên cứu các ảnh hưởng của các hạt khí dung (aerosols) lên khí hậu, điều này làm cản trở một phần các hạt rắn nhỏ trong không khí. Các hạt khí dung tự nhiên chủ yếu trên Thái Bình Dương là do lượng muối của các đợt song tràn vào và thổi vào đất liền.
Những những hạt rắn này đang dần bị tăng lên đáng kể do con người gây ra. Theo ông Zhang, vấn đề cả nhóm nghiên cứu quan tâm nhất trong các hạt khí dung là lượng muối sunfat (sulfates), chủ yếu đã bị loại bỏ bởi các nhà máy điện đốt than. Những chất khác gây ô nhiễm trong các hạt khí dung còn được thải ra từ các phương tiện giao thông và nhà máy, xí nghiệp.
Trong không khí, khí dung phân tán và hấp thụ ánh sáng mặt trời, và do đó có thể vừa làm mát vừa sưởi ấm lên khí hậu. Nhưng nó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành mây, lượng mưa và độ lớn của những ảnh hưởng gián tiếp trên đám mây, điều này được xem là trở ngại lớn nhất của các nhà khoa học trong việc dự báo biến đổi khí hậu.
Những đám mây hình thành khi hơi nước ngưng tụ xung quanh các hạt khí dung để tạo thành các giọt chất lỏng. Vì ô nhiễm làm tăng số lượng của các hạt, nên nó hình thành nhiều giọt nước nhỏ hơn. Những giọt nước nhỏ hơn lần lượt bốc hơi lên cao hơn trong khí quyển, và thậm chí hình thành băng trước khi chúng kết tủa.
Trong một bài báo trước đó, ông Zhang và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và cho thấy rằng lượng “đám mây đối lưu sâu”, bao gồm cả giông bão, đã tăng lên trong Bắc Thái Bình Dương vào giữa năm 1984 và 2005. Theo họ kết luận, có thể nguyên nhân là do sự gia tăng ô nhiễm khí dung từ châu Á. “ Việc gia tăng các cơn bão Thái Bình Dương đã chỉ ra sự thay đổi rất lớn đối với khí hậu”, họ viết.
Ảnh hưởng toàn cầu
Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành ngay việc xem xét những tác động toàn cầu. Mô hình khí hậu toàn cầu tiêu chuẩn đã mô phỏng không khỉ tại các điểm lưới có khoảng cách quá xa để xử lý các quá trình quy mô liên quan đến việc hình thành đám mây – đây được xem là một nguyên nhân tại sao các đám mây vẫn là một vấn đề nan giải đối với các nhà khoa học khí hậu. Nhưng những nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo một “mô hình đám mây” thành một mô hình khí hậu thông thường.
Sau đó, họ đã sử dụng mô hình “đa quy mô” (multiscale) để so sánh lượng không khí vào giai đoạn tiền công nghiệp năm 1850, thời điểm mức độ ô nhiễm khí dung trên Thái Bình Dương thấp, với bầu không khí hiện tại.
Các mô hình mô phỏng đã xác nhận rằng các sol khí nhân tạo hiện đang lan rộng khắp Thái Bình Dương và có tác động lớn đến các cơn bão quét ở phía Đông vào mùa Đông. Các cơn bão đang ngày một mạnh hơn so với lúc chúng chưa bị ô nhiễm, nhiều băng hơn và một mô hình “đe” rộng hơn trên các đỉnh đám mây. Và nhưng cơn bão mạnh hơn đang có tác động đáng kể vào bầu khí quyển toàn cầu: Chúng đang làm tăng lưu lượng nhiệt từ vùng xích đạo về phía Bắc Cực, ông Zhang nói.
Còn Bắc Mỹ thì sao? Những cơn bão Thái Bình Dương có một sự ảnh hưởng lớn đến thời tiết của Mỹ, và những thay đổi mang tính tự nhiên với quy mô lớn như hiện tượng Elk Nino và La Nina được biết đến trong việc phá vỡ mô hình thông thường của nó, dẫn đến lũ lụt và hạn hán.'
“Những gì chúng ta cho thấy đã thể hiện việc khí dung từ châu Á có thể được chuyển qua Thái Bình Dương và làm thay đổi thời tiết ở Bắc Mỹ”, ông Zhang nói, nhưng để biết rõ về bản chất của sự thay đổi đòi hỏi sự nghiên cứu thêm.
“Chúng ta đã nhận thấy thời tiết có sự biến đổi kỳ lạ, chẳng hạn như mùa Đông rất lạnh ở miền Đông Hoa Kỳ, vì vậy câu hỏi tiếp theo là, chúng ta phải làm sao với vấn đề ô nhiễm ở châu Á? ”.