Môi trường » Không khí
Ngắc ngoải thông ngàn
(09:41:46 AM 09/07/2011)
|
Người dân chặt hạ các khu rừng thông rồi canh tác hoa màu tại xã Cư Kpô (Krông Búk, Đắk Lắk) |
|
Cách “bức tử” thông phổ biến, khiến thông chết nhanh nhất mà người dân sử dụng là chặt đứt lớp vỏ bên dưới gốc thông - Ảnh: T.B.D. |
Cảnh tượng rừng thông đang bị “bức tử” diễn ra ngay bên quốc lộ 14 khi vừa qua khỏi trung tâm huyện Krông Búk. Bên cạnh những cây còn sống là hàng trăm gốc thông đã bị chặt đứt, nhiều cây bị cạo lớp vỏ bên ngoài khiến toàn bộ lá chết khô.
Tại khu vực thôn 6 xã Cư Né, chỉ khoảng hai năm trước những khu rừng thông xanh ngút còn khá dày, có tuổi đời lâu năm nhưng giờ đây đã bị san phẳng để thay vào đó là rẫy cà phê và những ngôi nhà tạm bợ.
Một cán bộ xã Cư Né (huyện Krông Búk) cho biết đây là một trong những địa bàn xảy ra tình trạng tàn phá rừng thông nóng bỏng nhất, hộ chiếm ít cũng 50m2 đất trái phép, hộ chiếm nhiều lên tới gần 400m2.
Ông Nguyễn Văn Luyện, phó chủ tịch UBND xã Cư Né, giở bản đồ chỉ cho chúng tôi những khu vực rừng thông đã bị chặt chiếm. Theo thống kê, vào năm 2003 Ban quản lý rừng phòng hộ quốc lộ 14 đã giao khoán gần 330ha đất rừng cho các hộ dân ở xã Cư Né quản lý, trong đó có 224ha đất trồng rừng thông, nhưng tới ngày 27-5-2010 rừng thông chỉ còn lại chưa đầy 107ha, hơn một nửa diện tích đã bị dân chặt phá và lấn chiếm.
Ông Luyện tiếc nuối: “Đấy là số liệu thống kê của năm 2010, nếu có kết quả thống kê mới thì con số rừng bị mất có thể còn lớn hơn. Họ lấy cớ đi chăn bò, kiếm củi rồi âm thầm vào rừng thông chặt gốc, cạo vỏ, chỉ vài tuần sau thông chết là đã thấy hoa màu mọc xanh lên đấy rồi. Phá theo kiểu như thế thì dù có cử cán bộ ngồi ôm gốc cây cũng chịu”.
Ông Hoàng Văn Minh, phó trưởng Phòng nông nghiệp huyện Krông Búk, thừa nhận việc giữ lại rừng thông thật sự là gánh nặng đối với chính quyền bởi rừng nằm mỏng manh ở giữa khu vực dân cư, không có ranh giới bảo vệ.
“Hi sinh” rừng thông để đổi lấy đô thị
Ông Vũ Văn Mỹ, phó chủ tịch UBND huyện Krông Búk, cho biết sắp tới phần lớn diện tích rừng thông còn lại tại huyện cũng sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo kế hoạch, có hơn 100ha đất rừng thông đưa vào quy hoạch, trong đó nhiều diện tích còn rừng.
Theo ông Mỹ, giá trị của rừng thông hiện không còn cao nữa nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng là cần thiết, mặt khác Krông Búk là huyện mới được thành lập nên nhu cầu về đất đai phục vụ quy hoạch khá lớn. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)