Môi trường » Không khí
Hưng Yên: Hoảng loạn vì trẻ em làng tái chế chì bị ngộ độc
(12:37:03 PM 19/05/2012)Có dịp thị sát tình hình sản xuất chì ở Đông Mai thì thấy hầu hết người dân làng nghề nấu chì, kẽm chủ yếu bằng phương pháp thủ công, từ lấy nguyên liệu chì, vận chuyển đến đưa vào lò nấu tái chế. Và để tái chế một “hẩy” chì, kẽm chừng vài tạ phải cần từ 15 – 20 lao động.
Một công nhân tên Toàn cho biết để có được những thỏi chì dẻo, đạt chất lượng cao, người làm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, từ lấy chì nguyên chất ở bình ắc quy hỏng, gột chì, kẽm, sau đó cho vào nấu ở nhiệt độ khoảng 800 độ C rồi đổ ra khuôn.
Khói, bụi, nước axit... là hệ quả tất yếu trong quá trình nấu chì và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Theo số liệu thống kê của UBND xã Chỉ Đạo, xã hiện có trên 100 lò nấu chì, kẽm, tập trung chủ yếu ở làng Đông Mai, thu hút khoảng 1.500 lao động.
Ông Bải còn cho biết ngoài Đông Mai, 3 thôn còn lại trong xã cũng rải rác làm nghề tái chế chì, trong đó có thôn Nghĩa Lộ phát triển khá mạnh nghề tái chế phế liệu. Tất nhiên, để tồn tại được, các cơ sở tái chế chì hiện nay đều đã có ý thức đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như sử dụng công nghệ, biện pháp giảm thiểu tác hại môi trường, nhưng cũng chỉ là giải pháp trước mắt.
Nghề tái chế chì đã ăn vào máu thịt người dân ở đây từ bao đời nay. Họ vẫn biết đã sống trong môi trường này, đã làm nghề này thì phải chấp nhận bệnh tật, thậm chí tử vong, hệ lụy từ nghề.
Chúng tôi tìm vào gia đình chị Th., một trong số những hộ không làm nghề chì nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi chì. Chị Th. có 2 cậu con trai, đứa lớn lên 7, đứa nhỏ lên 5 tuổi, cả 2 đều rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Trong đợt Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường về tổ chức khám sức khỏe cho một số trẻ em trong làng hồi tháng 4 vừa qua, vợ chồng chị khá cân nhắc khi đưa con đi khám. Thế rồi kết quả được thông báo khiến 2 vợ chồng bàng hoàng, cả 2 con chị đều có hàm lượng chì trong máu cao gấp đôi mức cho phép.
Nghiêm trọng hơn, không ít trẻ em bị dị tật bẩm sinh mà nguyên nhân là do cha mẹ bị nhiễm độc chì. Gia đình anh Nhinh, chị Thuỷ, hai vợ chồng theo nghề này chì từ năm 1985, khi sinh bé Hường đã bị khiếm thính. Vài năm sau đó, sinh tiếp cháu Huyền và đặt nhiều hy vọng vào cháu, nhưng số phận không mỉm cười với anh chị, vì khi mới chào đời Huyền cũng bị dị tật như chị và trí tuệ kém phát triển. Tiếp chúng tôi trong căn nhà đơn sơ, chị Thuỷ kể mà không giấu nổi thất vọng: “Bao nhiêu tiền của tích góp từ nghề nấu chì chúng tôi chạy chữa hết cho 2 cháu, nhưng kết quả chẳng thay đổi, giờ đây thì lực bất tòng tâm rồi chú ạ!”.
Trong số 109 trẻ được khám ở Đông Mai, có 24 trẻ có hàm lượng chì trong máu cao vượt mức cho phép nhiều lần, tỉ lệ là gần 1/5, rõ ràng không chỉ những gia đình đã có con được xét nghiệm mà tất cả các gia đình khác đều không thể thờ ơ.
Từ khi có kết quả sàng lọc nói trên, ít nhất đã có trên dưới 20 hộ gia đình ở Đông Mai chủ động đưa con cháu lên Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để xét nghiệm và điều trị, rất nhiều hộ khác cũng khắc khoải, mong muốn con cái được thải độc, tẩy chì, được sống và lớn lên trong môi trường thanh sạch.
Hơn ai hết, họ ý thức được rằng, thu nhập cao, kinh tế khá cũng không thể đổi mua được sức khỏe.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…