Môi trường » Không khí
Xóm bụi giữa thủ đô
(23:48:46 PM 17/06/2011)
Dù nắng hay mưa, dù hè hay đông, ngôi làng này lúc nào cũng mịt mù như sương sớm. Đó là tình trạng đang xảy ra tại thôn Khánh Tân (xã Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Nội) khi một nhà máy xi măng xây dựng từ năm 1958 nằm giữa lòng khu dân cư đang ngày đêm nhả khói, gây ô nhiễm nặng nề.
Nhà máy cách nhà dân một bờ tường
11h00 trưa, đứng tại trạm thu phí đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, nhìn về những ngọn núi phía chùa Thầy thấy xuất hiện cột khói trắng cuồn cuộn như vòi rồng đang bay lơ lửng sát những nóc nhà. Hỏi người dân mới biết, đó là khói từ Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn bốc lên. Một người dân nói: “Vào tận nơi mới thấy hãi hùng”.
Thôn Khánh Tân bị bao phủ bởi khói thải từ cơ sở sản xuất của Công ty Xi măng Sài Sơn |
Khi vào đến xóm 1 (thôn Khánh Tân), chúng tôi như không tin vào mắt mình. Dù trời nắng chang chang nhưng ngôi làng bị phủ màu trắng xóa. Tại khu vực ao làng - nơi người dân vẫn thường giặt giũ - có những thời điểm hai người đứng cách nhau chỉ 10m là đã không thể nhìn thấy mặt nhau.
Thấy chúng tôi trố mắt, chị Nguyễn Thị Thảo, 26 tuổi, cười bảo: “Khách lạ đến đây đều ngạc nhiên nhưng chúng tôi thì đã quen với cảnh tượng này lắm rồi. Biết là ô nhiễm nhưng không ở đây thì đi đâu?”. Theo chị, do tình trạng ô nhiễm lâu ngày nên Khánh Tân còn có tên là “xóm bụi”.
Ông Nguyễn Văn Đáng, 76 tuổi, đứng trước hiên nhà nhìn đám khói dày đặc, bốc mùi nồng nặc thở dài thườn thượt. Nhà ông là một trong những hộ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do chỉ cách nhà máy một bờ tường. Ông kể: “Hiện còn đỡ chứ những ngày tháng 5, nắng nóng như đổ lửa mà khói bụi vẫn tràn ngập, ngôi nhà chẳng khác nào lò bát quái. Những ngày ấy, dù đóng chặt cửa, bịt kín các lỗ thông gió vẫn bị ảnh hưởng”.
Chị Dương Thị Tươi, ở xóm 2, cho biết ngôi nhà vừa xây xong chưa lâu nhưng những bức tường quét sơn trắng bóng đã bị bụi bám kín, đen sì. Dẫn chúng tôi lên tầng thượng, chị bảo bụi nhà máy bay vào có thể quét thành từng đống.
Không chỉ riêng Khánh Tân mà 2 thôn khác là Đa Phúc và Năm Trại cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ khói bụi do Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn thải ra nhưng với mức độ nhẹ hơn. Tổng số dân của ba xã này là 8.000 người. Hàng ngàn người dân đang ngày đêm phải chung sống với tử thần nhưng đến nay vẫn chưa cơ quan chức năng nào chịu vào cuộc.
50 năm sống trong ô nhiễm(?!)
Ông Đáng bảo: “Không chỉ đời tôi mà đời con, cháu tôi dường như cũng chưa có một ngày bình yên bởi nhà máy này chạy liên tục hết ngày này sang ngày khác”. Điều đáng nói là dù bị ảnh hưởng trực tiếp từ nhà máy nhưng đến nay, người dân nơi đây vẫn chưa được hưởng một khoản bồi thường nào.
Theo ông Đáng, mỗi năm có 1 - 2 đoàn của huyện, thành phố về kiểm tra nguồn nước, đo lường không khí nhưng rồi đâu lại vào đấy, chẳng thấy có phản hồi gì. “Chỉ riêng tiếng ồn phát ra hằng ngày cũng đủ cho chúng tôi khốn khổ. Bữa cơm nuốt không trôi vì tiếng ồn và khí độc” - ông Đáng than thở.
Được biết, để giảm thiểu ô nhiễm, công ty đã có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp lò đứng thành lò quay tại cơ sở sản xuất ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ với số vốn đầu tư lên đến trên 400 tỷ đồng. Dự kiến, vào trung tuần tháng 9-2009, công ty sẽ chính thức chuyển lên đó hoạt động. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Thụy, Chủ tịch UBND xã cho biết, Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn, tiền thân là Nhà máy Xi măng Sài Sơn, được xây dựng từ năm 1958. Nguyên nhân của tình trạng khói bụi là do công nghệ lò đứng của công ty hiện đã lạc hậu. Riêng hệ thống xử lý nước thải ông Thụy cho biết, năm 2007, công ty đã xây dựng hệ thống lọc nước để giảm một phần ô nhiễm.
Được biết, năm 2008, Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn đã có đơn trình UBND huyện Quốc Oai về việc triển khai việc quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Quốc Oai theo bản đề cương Quy hoạch cụ thể do Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Công nghệ môi trường thực hiện. Tuy nhiên, không biết đến bao giờ việc này mới được thực hiện trong khi người dân vẫn đang mỗi ngày đối mặt với khói bụi.
Rời xã Sài Sơn, chúng tôi cứ bị ám ảnh trước hình ảnh những đứa trẻ còi cọc đang mải miết chơi đùa dưới những những tảng khói thải đặc sệt. Liệu tương lai của chúng sẽ ra sao khi cơ sở sản xuất của Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn vẫn hoạt động ngày đêm giữa lòng dân cư?.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…