Môi trường » Không khí
VN trong nhóm có tỉ lệ tử vong cao do ô nhiễm môi trường
(23:52:02 PM 17/06/2011)
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong cao do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời, khoảng 200-230 ca/triệu dân/năm Ô nhiễm bụi tại nhiều khu vực trên địa bàn TPHCM đang ở mức báo động. Ảnh: t.hồng
Ô nhiễm không khí được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì nó là nguyên nhân của nhiều loại bệnh như ung thư phổi, viêm phổi, suyễn, viêm phế quản, hen phế quản, cảm cúm...
Theo báo cáo của Viện Y học Lao động, cứ 100.000 người có 415 người viêm phổi, 309 người viêm họng và viêm amidan cấp, 305 người viêm phế quản và tiểu phế quản cấp. Nghiêm trọng hơn là tỉ lệ bệnh ngày càng tăng.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), VN là một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong cao nhất do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời, khoảng 200-230 ca/triệu dân/năm.
Theo báo cáo kết quả quan trắc và giám sát chất lượng môi trường năm 2007 của Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM, giá trị giới hạn đối với bụi đặc biệt là bụi, lơ lửng, trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3, trung bình 24 giờ là 0,2 mg/m3, nồng độ bụi trung bình đo được trong ngày tại một số khu vực quận Tân Bình: 0,57 mg/m3.
Khu vực quận 9 và Thủ Đức, dọc theo xa lộ Hà Nội, đặc biệt đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến ngã tư Bình Thái, nồng độ bụi trung bình trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 – 7,1 lần do nơi đây tập trung nhiều nhà máy.
Đất chết, người bị bệnh
Khu vực Nam Bộ hiện có gần 60 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) đang hoạt động với lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại khổng lồ đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống.
Hiện nay, nhiều nguồn nước thải, chất rắn nguy hại ở các KCN chứa các kim loại nặng độc hại như: Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg, các chất hữu cơ khó phân hủy đã ảnh hưởng đến môi trường đất.
Bởi chất thải chưa xử lý tốt từ các nhà máy, xí nghiệp ngày càng tích tụ đáng kể trong nước ngầm và đất quanh vùng, khiến trong quá trình hút thức ăn và nước một cách bị động, cây trồng cũng bị tích lũy một lượng kim loại nặng đáng kể.
Ăn rau, cây trồng này lâu ngày, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng. Việc tích lũy cadmium trong cơ thể sẽ làm con người bị thiếu hồng huyết cầu, bị tổn hại ở phổi, cuống phổi, bộ phận tiêu hóa, gan và đặc biệt là thận và các bệnh về xương.
Nước sinh hoạt chính cho đô thị và nông thôn cũng bị ô nhiễm. Đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn và những người có thu nhập thấp thường sử dụng trực tiếp nước sông.
Đây là nguyên nhân gây hại sức khỏe con người, dẫn đến các bệnh đường ruột, phụ khoa, da liễu, thậm chí gây ra các bệnh ung thư...
Nguồn nước bị đầu độc
Ô nhiễm nước đang được coi là vấn đề cấp bách và được quan tâm nhất. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, nước thải được xử lý từ các KCN chỉ chiếm gần 20 phần trăm tổng lượng nước thải.
Tuy nhiên, tỉ lệ nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn còn ít hơn nhiều. Nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN này là khu vực trung và hạ lưu sông Đồng Nai (KCN của Đồng Nai, Bình Dương), sông Sài Gòn (KCN của TPHCM, Bình Dương) và sông Thị Vải (KCN của Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu).
Tại KCN Biên Hòa 1, hơn 60 nhà máy đã xả thải ra sông Đồng Nai với lưu lượng nước thải hơn 200.000 m3/ngày đêm với mức độ nhiễm bẩn khác nhau.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn từ 3-9 lần, giá trị COD vượt từ 1,8 – 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép.
Hệ thống sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và một số nơi có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng. Đó là khu vực cầu Bến Súc, cửa sông Thị Tính.
Chất lượng nước của sông Bé, Đa Nhim – Đa Dung phần hạ lưu cũng đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
Hàm lượng sắt trên sông Bé rất cao, vượt tiêu chuẩn (loại A) từ 10-12,5 lần, điều này khiến cho việc sử dụng nước sông để cấp nước sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Ô nhiễm nhất trong khu vực là sông Thị Vải, có một đoạn sông chết dài trên 10 km.
(Theo Người Lao Động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…