Môi trường » Không khí
“Sài Gòn ô nhiễm quá!”
(23:52:44 PM 17/06/2011)
Những cung đường bụi bẩn
Từ ngày Công ty Cấp nước Sài Gòn cho lắp ống cấp nước trên đường Trần Xuân Soạn, người dân ven đường không dám ăn cơm khi chưa đóng chặt cửa vì quá bụi; trời mưa không ai dám ra đường vì quá lầy.
Đường Bến Chương Dương từ ngày công trường thi công Đại lộ Đông Tây đi qua, ai muốn phơi quần áo phải phơi trong nhà, nếu đem ra ban công phơi thì chiều lại phải đem vào giặt lại.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh từ lúc các cao ốc hai bên đường triển khai xây dựng, rồi cầu Thủ Thiêm thi công, hầm chui Văn Thánh II sửa chữa thì người đi qua đều có vài đặc điểm chung là đang có việc khẩn không thể đi đường khác, không có trẻ em đi cùng, còn trẻ và khỏe mạnh. Người bệnh mà đi qua đoạn đường này chắc không chịu nổi.
Và trên hàng trăm con đường đang bị rào để thi công, những con đường ngay trung tâm TP chật hẹp nhưng hai bên đường có cao ốc đang xây dựng dân TP đều cố chen lấn nhau vượt qua cho nhanh vì khó thở. Lúc này bảo mọi người nên giữ phép lịch sự khi tham gia giao thông cũng khó, vì chẳng ai muốn đứng lâu giữa không khí ken đặc bụi đó.
Những cửa ngõ kinh hoàng
TPHCM có ba cửa ngõ chính là quốc lộ 22 dẫn về Tây Ninh, xa lộ Hà Nội mở hướng về Đông Nam bộ và các tỉnh phía Bắc, quốc lộ 1A dẫn đến miền Tây. Cả ba đều đáng gọi là khủng khiếp.
Ai chưa từng đi qua xa lộ Hà Nội có thể giật mình khi đến cầu Rạch Chiếc, cây cầu nổi tiếng đang “rung rinh”. Không phải vì sợ cầu sập mà vì bụi. Đất rơi từ xe container của Công ty Xi măng Hà Tiên gần đó, từ các xe tải chở đất bị rơi vãi khi qua cầu bị xóc, từ xe trong cảng container Phước Long đi ra tạo thành một cứ điểm bụi quanh chân cầu Rạch Chiếc. Ai đi qua đây cũng phải nhắm mắt nhắm mũi lao cho nhanh.
Còn ai muốn về TPHCM qua quốc lộ 22 thì đụng phải ngã tư An Sương. Trong 6 điểm quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường TP thì điểm quan trắc tại đây đứng đầu bảng danh sách ô nhiễm.
Nhưng có lẽ vẫn không bằng đoạn quốc lộ 1A trên địa phận huyện Bình Chánh, bắt đầu từ ngã tư An Lạc về miền Tây. Nếu ở đây có trạm quan trắc thì ngã tư An Sương phải nhường lại vị trí đầu bảng.
Hai con đường mới mở chạy song song quốc lộ được nâng cao hơn mặt quốc lộ hiện hữu 2m, nhưng hiện tại nó chỉ là hai con đường đắp bằng đất cát dài và cao như hai con đê. Cứ mỗi đợt gió thổi qua, mặt đê” tung đầy cát vào mặt người.
Người nghèo và trẻ em lãnh đủ
Tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu Ô nhiễm không khí, đói nghèo và tác động sức khỏe ở TPHCM do Sở Y tế TP và Viện Nghiên cứu sức khoẻ Mỹ (HEI) tổ chức ngày 25/3 vừa qua, ban tổ chức cho biết: “81phần trăm các chỉ số chất lượng không khí đo đạc tại TPHCM vượt mức cho phép, trong đó bụi là tác nhân nguy hiểm nhất. Các chất ô nhiễm có khả năng gây ung thư như benzen, toluen và xylen đều đang ở mức cao và có xu hướng tăng thêm”.
Phó Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thành Tài cũng phải thừa nhận: “TP đang đối mặt với ô nhiễm không khí trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân, nhất là trẻ em”.
Còn TS Đỗ Văn Dũng - (ĐH Y Dược TPHCM) - cho biết: "Tỷ lệ viêm phổi và viêm phế quản ở trẻ em gia tăng hàng năm; trẻ càng nhỏ, tỷ lệ viêm đường hô hấp càng cao".
Bà Sumi Mehta, một thành viên nhóm nghiên cứu, phát biểu: "Không khí ô nhiễm sẽ tác động đến người nghèo nhiều hơn. Do chế độ dinh dưỡng thiếu thốn nên khả năng chịu đựng môi trường ô nhiễm của người nghèo thấp hơn người giàu, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và điều kiện chăm sóc sức khỏe, điều trị kém hơn".
(Theo Dân Trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…