Môi trường » Không khí
Lò gạch ở Canh Nậu tàn phá môi trường
(23:49:57 PM 17/06/2011)
Hơn chục năm nay, dân xã Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) phải sống chung với tình trạng ô nhiễm do những lò gạch thủ công gây ra.
Đồng ruộng bị đào bới, con ngườ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật do khói lò gạch thải ra. Những ngày gần đây, khi dân Hà Nội nhiều nơi không có đất để sản xuất và canh tác thì tại Canh Nậu, hàng trăm thước ruộng vẫn đang bị cày xới, tàn phá.
Chúng tôi tìm về xã Canh Nậu chỉ vài ngày sau trận mưa lịch sử vừa diễn ra. Trên những cánh đồng còn trơ gốc rạ, từng đám người đông đúc với cuốc, thuổng, máy móc đang ráo riết đào đất. Những chiếc công nông lũ lượt đi lại vận chuyển gạch về lò.
Anh Thức, một "xế" chở gạch cho biết, trung bình mỗi ngày anh chở 8-10 chuyến, mỗi chuyến 1.000 viên gạch (chưa đốt). Trên khu vực này có ít nhất 5-6 chiếc công nông đang làm việc. Như vậy tính sơ sơ, mỗi ngày sẽ có hàng trăm khối đất ruộng bị đào bới để lấy nguyên liệu làm gạch.
Đồng quê chảy máu
Chị Nguyễn Thị Hồng (thôn 2) bức xúc: "Từ lúc có lò gạch, ruộng đồng trong xã tan hoang hết. Ở đâu họ cũng đào bới lấy đất, có ruộng bị đào đến 2-3 lần. Mỗi lần đào sâu cả hàng mét đất còn gì màu mỡ nữa".
Nhà chị Hồng cũng có ruộng tại khu đồng Chướng. Nhiều lần chủ lò gạch đến đề nghị được đào lấy đất nhưng chị không cho. Họ chuyển sang dụ dỗ những hộ bên cạnh. Khi các ruộng xung quanh đều được san hết, chị buộc lòng phải cho san.
"Có mỗi ruộng mình trơ trọi, không cho san thì không thể lấy nước vào được". Trên khu đồng Ang, chị Phan Thị Tâm đang lom khom dưới đám ruộng trồng dấp no (một loại rau dùng để chăn nuôi), xung quanh là những đống gạch mới đóng thâm sì.
Chị Tâm cho biết, vừa phải đồng ý cho san ruộng vì ruộng chị quá cao so với các ruộng bên. Trong lúc chờ san ruộng, chị tranh thủ trồng mấy đám dấp no để về nuôi lợn.
"Chẳng biết bao giờ tình trạng này mới chấm dứt. Đồng ruộng tan hoang. Đường sá thì công nông cày nát. Chúng tôi chẳng biết kêu ai" - chị Tâm nói.
Theo chị Tâm, những người có ruộng ở xa lò gạch như chị còn may mắn vì vẫn cấy hái được, mấy hộ có ruộng gần khu lò gạch chịu rất nhiều thiệt thòi. Lúa cấy bị khói lò gạch ám vào cháy rụi, khô cả lá. Nhiều ruộng đã không còn khả năng trồng trọt. Riêng vụ đông, tất cả phải bỏ hoang, vì đây là đợt "cao điểm" đốt gạch.
Sức khỏe dân bị đe dọa
Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, khói bụi lò gạch còn là mối nguy hại không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe người dân.
Cụ Nguyễn Thị Ngọ (thôn 1) không giấu nổi sự phẫn nộ: "Khói bụi lùa vào nhà nồng nặc, ngạt thở, nhất là những người già như chúng tôi và lũ trẻ. Cây cối trong vườn còn bị cháy lá, chết rụi nữa là con người".
Được biết, các lò gạch tại khu Cầu Duối nằm ngay sát khu dân cư. Các thôn cận kề đều bị ảnh hưởng bởi khói bụi. Đặc biệt đợt cao điểm sản xuất gạch (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau) lại trùng khít với mùa đông.
Gió đông bắc tạt thẳng khói bụi vào làng. Người dân các thôn 1,2,3,4 là người phải hứng chịu nhiều nhất. Anh Hùng (thôn 2) cho hay, vào mùa đông, cây cối trong vườn nhà anh đều chết hết. Cây nào đến mùa ra quả thì quả héo úa, rụng sạch.
Ông Nguyễn Đình Truyền, Trưởng ban thanh tra xã Canh Nậu cho hay, những lò gạch thủ công xuất hiện ở Canh Nậu gần hai chục năm nay. Năm 1998, trước tình trạng ô nhiễm do lò gạch gây ra, UBND xã Canh Nậu đã quy hoạch thành hai khu sản xuất tập trung.
Một ở khu đồng Sẹn (thuộc thôn 3,4) và một ở khu Cầu Duối (thuộc thôn 2). Tuy nhiên, sau khi quy hoạch, tình hình vẫn không được cải thiện. Năm 2006, do sự phản ứng dữ dội của dân, UBND xã Canh Nậu đã họp bàn và đưa ra phương án giải tỏa tất cả các lò gạch.
Khu lò gạch ở đồng Sẹn đã được san phẳng và xây thành trường học. Riêng khu cầu Duối, đến nay hàng chục lò gạch vẫn ngang nhiên hoạt động.
Đằng sau sự thiếu kiên quyết là gì
Ông Đỗ Khắc Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Canh Nậu thừa nhận những bức xúc của người dân về khu lò gạch.
Giải thích về tình trạng lò gạch vẫn ngang nhiên hoạt động ở khu cầu Duối, ông cho rằng: "Chúng tôi là khóa mới (năm 2004) nên không nắm được đầy đủ thông tin về vấn đề. Khi được bổ nhiệm, chúng tôi không được bàn giao đầy đủ hồ sơ" (?).
Ông Đỗ Đăng Soạn, phó chủ tịch phụ trách kinh tế xã Canh Nậu, cho biết, ông không được bàn giao đầy đủ thông tin khi lên nhận chức: "Trong hồ sơ bàn giao cho tôi không thấy có hợp đồng thuê đất đốt lò gạch giữa UBND xã Canh Nậu và các chủ lò gạch, chỉ có thông tin về thời hạn hết hợp đồng(!)".
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Lương Thanh, Trưởng ban địa chính xã Canh Nậu nói: "Chúng tôi thừa nhận sai sót là trong quá trình triển khai kế hoạch đã không xử lý dứt điểm nên tình trạng san đất vẫn tiếp tục xảy ra(?)".
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, đi đến đâu chúng tôi cũng nhận được ý kiến phản ánh của người dân xã Canh Nậu về những bức xúc do các lò gạch gây ra. Bà con đang rất mong mỏi những lò gạch này sớm được dẹp bỏ.
(Theo Báo TN&MT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…