Môi trường » Không khí
Không khí ô nhiễm làm tăng huyết áp
(23:47:11 PM 17/06/2011)
Mức tăng ở phụ nữ lớn hơn nam
VnExpress dẫn theo BBC cho biết các nhà khoa học của Đại học Dusiburg-Essen tại Đức, phân tích dữ liệu y tế của 5.000 người để tìm hiểu những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh tim gia tăng ở cư dân đô thị. Nhóm nghiên cứu tìm hiểu những tác động của ô nhiễm không khí đối với huyết áp của dân từ năm 2000 tới 2003.
Kết quả cho thấy huyết áp của cư dân đô thị thực sự tăng sau khi phơi nhiễm với không khí bẩn thường xuyên trong một thời gian dài. Mật độ hạt siêu nhỏ trong không khí càng lớn thì mức độ tăng huyết áp của người càng cao. Mức tăng ở phụ nữ lớn hơn so với nam giới.
Tiến sĩ Barbara Hoffman, Trưởng khoa Bệnh dịch Môi trường&Lâm sàng của Đại học Duisburg-Essen, phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sống trong những vùng có mức độ ô nhiễm không khí càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp càng lớn. Do đó chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khả năng có thể”.
Hoffman cho hay, mối liên hệ giữa hiện tượng huyết áp tăng và tình trạng phơi nhiễm với không khí bẩn vẫn giữ nguyên sau khi các chuyên gia loại trừ những yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp như tuổi, giới tính, thói quen hút thuốc lá và trọng lượng cơ thể.
Trước đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Y tế Cộng đồng Harvard ở thành phố Boston (Hoa Kỳ) cho thấy không khí ô nhiễm do giao thông có thể gây cao huyết áp đối với người bị phơi nhiễm lâu ngày - Người Lao Động dẫn theo nguồn tin nước ngoài cho biết.
Giáo sư Joel Schwart và các cộng sự đã phân tích số liệu của 939 người bắt đầu từ năm 1995 và đánh giá về sức khỏe của họ 4 năm/lần. Kết quả, họ đã phát hiện việc tăng phơi nhiễm với các phân tử ô nhiễm do giao thông sẽ gây tăng huyết áp (có thể tăng tâm thu lên thêm 3,02 mm thủy ngân, tâm trương lên thêm 2,30 mm thủy ngân).
Judy O'Sullivan, một chuyên gia về bệnh tim thuộc Hiệp hội Tim của Anh, nói: “Chúng tôi biết có một mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim, nhưng chúng tôi chưa biết bản chất thực sự của mối liên hệ ấy. Kết quả nghiên cứu của Hoffman và các cộng sự giúp chúng tôi nhận ra một điều đáng chú ý, rằng ô nhiễm không khí có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố dẫn tới bệnh tim”.
Tăng nguy cơ ung thư phổi
Sống trong môi trường ô nhiễm không khí thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ của ung thư phổi. Nghiên cứu này đã tiến hành trên 16.209 người ở Oslo (Na Uy) những người này được đã được giám sát từ năm 1972 đến năm 1998 – Tuổi Trẻ dẫn theo HealthDayNews cho biết.
Đều đặn từ năm 1974 đến năm 1995, những nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trung bình ở các khu dân cư. Kết quả đã cho thấy, tên của những người được điều tra đã đi ngược lại những số liệu của quốc tế báo cáo về những trường hợp bị ung thư và đã chết.
Theo đó, 418 người trong số được điều tra đã bị bệnh ung thư, sau khi giải thích với nhiều nhân tố khác như tuổi tác, giáo dục, thu nhập và cả thói quen hút thuốc, những nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mức độ ô nhiễm không khí càng cao thì có liên quan tới nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.
Nguy cơ phát triển căn bệnh này ở mức 8% với người ở những nơi có mức độ nitrogen oxide gia tăng ở mức 10 ig/m3. Nguy cơ này là 1% và có thể cao hơn với những người sống trong khu vực có sulfur dioxide gia tăng tương đồng.
"Nguồn chính sản xuất ra nitrogen oxide là sự lưu thông của xe cộ, trong khi đó sức nóng là nguyên nhân chính sản xuất ra sulfur dioxide. Những chất này không gây ra bệnh ung thư giống nhau ở mỗi người, nhưng chúng có thể là chất chỉ thị sự hiện diện của căn bệnh ung thư trong không khí", tác giả của nghiên cứu này đã cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…