Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Mức tăng ở phụ nữ lớn hơn nam
VnExpress dẫn theo BBC cho biết các nhà khoa học của Đại học Dusiburg-Essen tại Đức, phân tích dữ liệu y tế của 5.000 người để tìm hiểu những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh tim gia tăng ở cư dân đô thị. Nhóm nghiên cứu tìm hiểu những tác động của ô nhiễm không khí đối với huyết áp của dân từ năm 2000 tới 2003.
Kết quả cho thấy huyết áp của cư dân đô thị thực sự tăng sau khi phơi nhiễm với không khí bẩn thường xuyên trong một thời gian dài. Mật độ hạt siêu nhỏ trong không khí càng lớn thì mức độ tăng huyết áp của người càng cao. Mức tăng ở phụ nữ lớn hơn so với nam giới.
Tiến sĩ Barbara Hoffman, Trưởng khoa Bệnh dịch Môi trường&Lâm sàng của Đại học Duisburg-Essen, phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sống trong những vùng có mức độ ô nhiễm không khí càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp càng lớn. Do đó chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khả năng có thể”.
Hoffman cho hay, mối liên hệ giữa hiện tượng huyết áp tăng và tình trạng phơi nhiễm với không khí bẩn vẫn giữ nguyên sau khi các chuyên gia loại trừ những yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp như tuổi, giới tính, thói quen hút thuốc lá và trọng lượng cơ thể.
Trước đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Y tế Cộng đồng Harvard ở thành phố Boston (Hoa Kỳ) cho thấy không khí ô nhiễm do giao thông có thể gây cao huyết áp đối với người bị phơi nhiễm lâu ngày - Người Lao Động dẫn theo nguồn tin nước ngoài cho biết.
Giáo sư Joel Schwart và các cộng sự đã phân tích số liệu của 939 người bắt đầu từ năm 1995 và đánh giá về sức khỏe của họ 4 năm/lần. Kết quả, họ đã phát hiện việc tăng phơi nhiễm với các phân tử ô nhiễm do giao thông sẽ gây tăng huyết áp (có thể tăng tâm thu lên thêm 3,02 mm thủy ngân, tâm trương lên thêm 2,30 mm thủy ngân).
Judy O'Sullivan, một chuyên gia về bệnh tim thuộc Hiệp hội Tim của Anh, nói: “Chúng tôi biết có một mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim, nhưng chúng tôi chưa biết bản chất thực sự của mối liên hệ ấy. Kết quả nghiên cứu của Hoffman và các cộng sự giúp chúng tôi nhận ra một điều đáng chú ý, rằng ô nhiễm không khí có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố dẫn tới bệnh tim”.
Tăng nguy cơ ung thư phổi
Sống trong môi trường ô nhiễm không khí thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ của ung thư phổi. Nghiên cứu này đã tiến hành trên 16.209 người ở Oslo (Na Uy) những người này được đã được giám sát từ năm 1972 đến năm 1998 – Tuổi Trẻ dẫn theo HealthDayNews cho biết.
Đều đặn từ năm 1974 đến năm 1995, những nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trung bình ở các khu dân cư. Kết quả đã cho thấy, tên của những người được điều tra đã đi ngược lại những số liệu của quốc tế báo cáo về những trường hợp bị ung thư và đã chết.
Theo đó, 418 người trong số được điều tra đã bị bệnh ung thư, sau khi giải thích với nhiều nhân tố khác như tuổi tác, giáo dục, thu nhập và cả thói quen hút thuốc, những nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mức độ ô nhiễm không khí càng cao thì có liên quan tới nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.
Nguy cơ phát triển căn bệnh này ở mức 8% với người ở những nơi có mức độ nitrogen oxide gia tăng ở mức 10 ig/m3. Nguy cơ này là 1% và có thể cao hơn với những người sống trong khu vực có sulfur dioxide gia tăng tương đồng.
"Nguồn chính sản xuất ra nitrogen oxide là sự lưu thông của xe cộ, trong khi đó sức nóng là nguyên nhân chính sản xuất ra sulfur dioxide. Những chất này không gây ra bệnh ung thư giống nhau ở mỗi người, nhưng chúng có thể là chất chỉ thị sự hiện diện của căn bệnh ung thư trong không khí", tác giả của nghiên cứu này đã cho biết.