Môi trường » Không khí
Bất đồng về vấn đề khí thải
(23:52:57 PM 17/06/2011)
Bất đồng nảy sinh giữa nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo hơn về vấn đề khí thải tại hội nghị diễn ra ở thành phố Chiba (Nhật Bản). Các nước giàu và nghèo vẫn bất đồng sâu sắc về việc cắt giảm khí thải - Ảnh: Reuters
Các nước giàu và nghèo vẫn chưa thỏa thuận được vai trò của mình trong cuộc họp vừa diễn ra nhằm tìm kiếm một dự thảo hiệp ước thay thế Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn.
Hôm qua, đại diện 20 nước gặp nhau tại Nhật Bản trong nỗ lực xóa bỏ bất đồng để tìm ra hướng đi mới trước khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào cuối năm 2012.
G-20 gồm những đại gia hàng đầu trong việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính như Mỹ (23phần trăm thế giới) và Trung Quốc (16phần trăm), nhóm nước phát triển G-8 cùng những nước có nền kinh tế lớn đang phát triển như Brazil, Indonesia và Nam Phi.
Tổng cộng, nhóm nước G-20 thải gần 20 tỉ tấn CO2 vào không khí mỗi năm, chiếm khoảng 78phần trăm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. G-8 đóng góp 45phần trăm trong số này, những thành viên còn lại chiếm 33phần trăm.
"Chúng tôi tái khẳng định các nguyên tắc cơ bản nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về phần trách nhiệm của mỗi nước tham gia", Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Môi trường Ichiro Kamoshita của Nhật Bản tại hội nghị diễn ra ở thành phố Chiba.
Trước đó, Hội nghị môi trường Liên Hợp quốc (LHQ) tại Bali (Indonesia) vào tháng 12/2007 đã đặt ra thời hạn chót cho một thỏa thuận thời hậu Nghị định thư Kyoto là vào năm 2009.
Theo ông Halldor Thorgeirsson, Giám đốc lộ trình Bali cho Ủy ban Môi trường LHQ, các cuộc thảo luận rất có ích vì đây là cơ hội đầu tiên để các bên ngồi lại sau cuộc họp tại Bali. Tuy nhiên, giống như những cuộc họp trước, bất đồng lại tiếp tục nảy sinh giữa nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo hơn.
Các nước đang phát triển một mực cho rằng họ không thể theo đuổi cùng một mục tiêu như các quốc gia giàu có trong việc cắt giảm lượng khí thải.
Đồng thời, họ yêu cầu các nước giàu phải tăng mức cắt giảm khí thải và giúp các nước đang phát triển chi trả cho việc áp dụng công nghệ sạch.
Trong khi đó, Mỹ cho rằng thật không công bằng nếu chẳng đưa ra yêu cầu cho các nước đang phát triển.
Còn Nhật lại đề xuất hội nghị hãy đặt ra mục tiêu bắt buộc về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho từng ngành công nghiệp để làm cơ sở xây dựng hiệp định mới. Thế nhưng, yêu cầu trên đã vấp phải cái nhìn ngờ vực của nhóm những nước đang phát triển, đặc biệt là Nam Phi.
Một số nhà khoa học lo ngại đề xuất của Nhật Bản có thể cản trở lực đẩy mà hội nghị tại Bali đã tạo ra nhưng cuối cùng, nhiều ý kiến xây dựng đã được đặt trên bàn thảo luận.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Thorgeirsson đánh giá rằng, toàn bộ cuộc thảo luận đã chuyển từ các mục tiêu cần đặt ra để giảm lượng khí thải sang vấn đề làm sao để giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường.
Nếu không sớm đạt sự đồng thuận thì những tranh cãi giữa nước giàu và nước nghèo sẽ tiếp tục cản trở tiến trình thương lượng cho một hiệp ước mới.
(Theo Thanh Niên)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)