Môi trường » Không khí
Giải quyết bài toán nước sạch cho vùng núi Phú Yên
(15:53:22 PM 18/05/2015)Ảnh minh hoạ
Từ cuối tháng 3 đến nay, hàng trăm hộ dân ở xã Sơn Định (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) thiếu nước sạch để sinh hoạt. Mặc dù hầu như nhà nào cũng có giếng đào nhưng đều không có nước hoặc nếu có thì là nước bẩn không thể sử dụng. Sở dĩ những giếng đào không có nước là do khi đào đến độ sâu 5 mét gặp phải tầng đá nên mùa mưa mới có nước, còn mùa khô thì cạn. Người dân phải mua mỗi mét khối nước giá 60.000 đồng để nấu ăn, tắm giặt.
Anh Nguyễn Văn Hùng, thôn Hòa Bình than thở: Ở xã Sơn Định, khu vực từ Dốc Mắm trở lên đều không có nước. Nhà ai cũng có giếng nhưng mùa nắng không có nước, nên những hộ dân ở đây mỗi tuần phải mua 2 mét khối nước để dùng với giá 120. 000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Thọ ở thôn Hòa Nghĩa cho biết: Bây giờ, giếng khô hết, công trình cấp nước cũng cạn; giếng cạn khô nên nhiều gia đình phải tìm lấy nước suối dùng.
Được biết, xã Sơn Định có hơn 500 hộ dân nhưng có khoảng 40% số hộ đang thiếu nước sinh hoạt. Trên thực tế, ở xã Sơn Định, Nhà nước đã đầu tư 3 công trình nước sạch tập trung nhưng hiện nay 2 công trình hầu như không sử dụng; chỉ còn một công trình nước tự chảy tạm cấp cho 103 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, các giếng đào cũng đều khô cạn. Cách duy nhất là bà con phải mua nước từ các giếng khoan sâu ít nhất 84 mét; có nơi phải khoan đến 170 mét.
Ông Trần Minh Tiên, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Công trình cấp nước thôn Hòa Nghĩa phục vụ 3 thôn là Hòa Nghĩa, Hòa Thuận và Hòa Trinh nhưng hiện nay cũng không hoạt động được vì thiếu nước, không có nước để bơm nên không phục vụ cho bà con theo chương trình nước sạch. Số hộ thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn xã tính ra khoảng 200 hộ là khá nhiều nên cũng rất khó khăn cho địa phương.
Hiện nay, xã Sơn Định đã có 5 hộ mua xe tải hoặc dùng xe công nông để chở nước sạch khai thác từ các giếng khoan đi bán. Giá mua tại chỗ là hơn 17.000 đồng/m3 nhưng vận chuyển đến tận hộ gia đình rồi bơm lên bể chứa với giá 60.000 đồng/m3. Tuy đắt nhưng người dân vẫn phải mua vì không còn nguồn nước nào khác ngoài giếng khoan của một số hộ. Nhiều người dân phải tự tìm các con suối có nước để mang về sử dụng.
Anh Nguyễn Công Tuấn là người bán nước sạch xã Sơn Định cho biết: Ở đây hầu như nhà ai cũng có giếng nhưng chỉ dùng trong khoảng thời gian từ giữa tháng 8 đến tháng chạp là hết nước. Anh sắm xe để làm nghề vá lốp lưu động nhưng do bà con trong xã yêu cầu nên sắm thêm bồn chứa, máy bơm để chở nước phục vụ nhu cầu của bà con. Bình quân một ngày, anh chở 7 chuyến, tương đương với 14 m3.
Trên thực tế, một số hộ dân ở Sơn Định đã khoan giếng để sử dụng mặc dù phải khoan sâu ít nhất 84 mét đến 170 mét mới có nước; chi phí để khoan một giếng từ 30 triệu đến 120 triệu đồng nhưng xem ra hiệu quả hơn là các công trình cấp nước tập trung.
Từ thực tế trên, nhiều người dân Sơn Định cho rằng, nên sử dụng giếng khoan mà không cần đầu tư các công trình cấp nước tập trung và thực hiện theo phương châm nhân dân làm nhà nước hỗ trợ. Theo đó, từng nhóm hộ dân liền kề có thể góp tiền đào một giếng với sự hỗ trợ của nhà nước. Có như vậy, việc giải quyết nước sạch cho dân mới mong mang lại hiệu quả. Anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn Hòa Bình đề nghị chính quyền địa phương nghiên cứu cho phép 3 đến 4 hộ được cùng hùn tiền khoan một cái giếng; cộng với sự hỗ trợ kinh phí từ phía nhà nước để có nước sử dụng là tốt nhất.
Ông Trần Minh Tiên, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Sơn Định cho biết thêm: Xã Sơn Định đã thí điểm khoan một giếng và đến thời điểm hiện nay có nước dùng ổn định. Tuy nhiên, giếng không đủ lượng nước để cho tất cả bà con xung quanh xã sử dụng. Theo ông Tiên, nên đầu tư về giếng khoan, khoảng 5 đến 7 hộ khoan một giếng. Các hộ đóng góp lại cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và các hộ cùng quản lý giếng khoan, chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu làm được, thời gian tới, xã Sơn Định không còn tình trạng thiếu nước và cũng tốt hơn so với các công trình cấp nước tập trung không mang lại hiệu quả.
Thiết nghĩ, ý kiến của người dân cũng như chính quyền xã Sơn Định là chính đáng và thiết thực. Thực tế những năm qua, tỉnh Phú Yên đầu tư 93 công trình cấp nước tập trung ở nông thôn nhưng qua kiểm tra chỉ có 37 công trình thật sự phát huy hiệu quả. Do đó, lãnh đạo tỉnh Phú Yên cần quan tâm sớm thí điểm xây dựng giếng khoan cho từng nhóm hộ theo thực tế từng vùng để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng trên địa bàn tỉnh. Có như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…