»

Thứ bảy, 18/01/2025, 04:58:23 AM (GMT+7)

Khai thác đất hiếm ở Việt Nam, băn khoăn bài toán công nghệ

(06:16:56 AM 16/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam có nguồn đất hiếm rất lớn nhưng hiện việc khai thác sử dụng chưa xứng với tiềm năng do chưa làm chủ được công nghệ khai thác và chế biến.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng đất hiếm

 
Ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE), cho biết doanh nghiệp và đối tác Blackstone Minerals (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt Nam) đang lên kế hoạch cho cuộc đấu giá khai thác mỏ Đông Pao. Hiện những công việc đã, đang và chuẩn bị được triển khai gồm thử nghiệm nguyên liệu đất hiếm trên dây chuyền quy mô nhỏ trong năm 2023; đưa ra quy trình, thiết kế nhà máy khai thác mỏ; thiết kế, đào tạo chuyên gia cho nhà máy phân tách quặng thành sản phẩm đất hiếm đạt độ tinh khiết từ 95% trở lên để đưa vào nhà máy phân ly trong năm 2024.
 
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản rất dồi dào, đặc biệt nguồn đất hiếm của Việt Nam khiến không ít nhà sản xuất bán dẫn thèm muốn. Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng đất hiếm Việt Nam đạt tới 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc 44 triệu, trên tổng lượng thế giới 130 triệu.
 
Khai[-]thác[-]đất[-]hiếm[-]ở[-]Việt[-]Nam,[-]băn[-]khoăn[-]bài[-]toán[-]công[-]nghệ
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng đất hiếm.
 
TS Nguyễn Văn Nguyên, Cục phó Cục Địa chất Việt Nam cho biết, Việt Nam có tiềm năng lớn về đất hiếm các loại. Cục Địa chất Việt Nam đang được giao điều tra tổng thể đất hiếm ở khu vực Tây Bắc và trên toàn quốc. Đến nay, cục đang làm và sẽ có báo cáo dự kiến công bố vào năm sau. 
 
Việt Nam có nhiều mỏ đất hiếm nhưng đến nay chúng ta mới xác định, phê duyệt, công bố trữ lượng hai khu mỏ Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái). Hai mỏ khác đã thăm dò nhưng chưa chính thức công bố trữ lượng là Bắc Nậm Xe (đã phê duyệt trữ lượng) và Nam Nậm Xe (chưa trình phê duyệt trữ lượng), vì đây là mỏ của các tập đoàn, tổng công ty. Bên cạnh đó, chúng ta cũng khai thác đất hiếm đi kèm với khai thác ti tan và cũng tìm thấy một số khoáng vật.
 
Nhìn chung tiềm năng đất hiếm của Việt Nam rất phong phú, cócác nơi, tiềm năng lớn, vấn đề của chúng ta hiện nay là khó khăn về công nghệ khai thác đất hiếm. Vì vậy, rất cần một chiến lược quốc gia thúc đẩy nghiên cứu công nghệ chế biến, khai thác tài nguyên khoáng sản đất hiếm để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Khai thác đất hiếm không khó, vấn đề là công nghệ chế biến để ra được sản phẩm theo yêu cầu của các bộ, ban, ngành.
 
TS Đỗ Văn Lĩnh, Phó liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, đã gọi là hiếm thì khó, từ nghiên cứu đến quyết định thăm dò là cả một quá trình. Khi thăm dò xác định có giá trị kinh tế thì cần có nguồn lực để khai thác… "Quy trình thường nghiên cứu, điều tra, phát hiện, khoanh vùng triển vọng, đánh giá rồi chuyển sang thăm dò. Tìm được mỏ đất hiếm là câu chuyện dài, nhất là tìm được mỏ đất hiếm xác định nó có giá trị rất lớn. Khó khăn rất nhiều, việc khai thác, xuất khẩu đất hiếm của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn chưa xứng với tiềm năng", TS Đỗ Văn Lĩnh nhận định.
 
Việc khai thác đất hiếm có ý nghĩa quan trọng nhưng vậy nhưng theo chuyên gia, hiện nay, Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm. Trên thế giới, trong việc hợp tác để khai thác, chế biến đất hiếm, công nghệ chế biến đất hiếm được coi là yếu tố chủ chốt, mang lại ưu thế cho quốc gia.
 
"Việt Nam chưa có công nghệ khai thác thân thiện môi trường và công nghệ chế biến sâu, vì việc khai thác và chế biến các mỏ quặng, đất hiếm có thể dẫn đến sự hủy hoại môi trường nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ cao. Đây là trở ngại rất lớn để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu", TS Đỗ Văn Lĩnh lo lắng.
 
Tận dụng tiềm năng loại khoáng sản có giá trị
 
Tiến sĩ khoa học kỹ thuật mỏ Nguyễn Thành Sơn (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Lâu nay nước ta cũng có khai thác đất hiếm. Năm 1990, cơ quan chức năng đã tiến hành thăm dò các mỏ Đông Pao, Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe. Kết quả cho thấy, tổng trữ lượng cấp B khoảng 5.680 tấn và cấp C1 khoảng 2,1 triệu tấn; cấp C2 khoảng 7,7 triệu tấn. Tuy nhiên, tổng trữ lượng đất hiếm khai thác có lãi (theo tiêu chuẩn đánh giá của Liên Hiệp Quốc) thuộc cấp R-1-E (được thăm dòmức chi tiết và nếu khai thác phải có lãi) của Việt Nam vào khoảng 1 triệu tấn.
 
Hằng năm, Việt Nam mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng banexitĐông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35-45% R203sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo đường tiểu ngạch. Đất hiếm được nghiên cứu sử dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ôtô... nhưng hiện vẫn dừng lạiquy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.
 
Mỏ đất hiếm Đông Pao, huyện Tam Đường (Lai Châu) hiện đang được Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Vimico) quản lý. Theo báo cáo nghiên cứu dự án, khu vực này là mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại, với tổng diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít và thân quặng chính là F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử. Mỏ sẽ được khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên khai là 1.088.000 tấn.
 
Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt không thể thay thế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi trồng trọt. Đất hiếm được dùng để sản xuất các chất xúc tác, nam châm, hợp kim, bột mài, gốm, chất phát quang… Để chế tạo các máy điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy tính... không thể không dùng đất hiếm. Nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ XXI, thậm chí của cả thế kỷ XXII. Các nhà khoa học thì gọi đất hiếm là những nguyên tố của tương lai.
 
Ở Việt Nam, để khai thác hiệu quả loại khoáng sản này, đồng thời đảm bảo an toàn môi trường, chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cần phải phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi xem xét đầu tư dự án cũng như kiểm soát ô nhiễm sau khi dự án đi vào vận hành. Cùng với công tác thăm dò và khai thác các mỏ đất hiếm đã biết như Đông Pao, Nậm Xe… cần tiếp tục đầu tư để phát hiện, đánh giá một cách đầy đủ khoáng sản quý giá này.
 
Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn trong số đó đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng.
Mỏ Đông Pao rộng hơn 132 ha, cách thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, khoảng 10 km. Tháng 12/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam) cùng đối tác Nhật Bản khai thác mỏ Đông Pao. Lý do mỏ này có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác ngay theo quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình khai thác những năm qua gặp nhiều trở ngại từ công nghệ cho đến cơ chế.
 
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2023, dự tính tổng sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn quặng mỗi năm, hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).
(Theo SK&ĐS)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai thác đất hiếm ở Việt Nam, băn khoăn bài toán công nghệ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI