»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:40:11 AM (GMT+7)

Nhiều loài cá mập trong diện "báo động đỏ"

(23:28:36 PM 22/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Thói tham ăn của loài người đang đẩy nhiều loài cá mập tới bờ tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo trên trong một đánh giá mới được cập nhật ngày 21/3 vào Sách Đỏ các loài động, thực vật bị đe dọa.

Theo Nhóm Chuyên gia về cá mập (SSG) thuộc Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), trong số 58 loài cá mập nằm trong diện đánh giá của các nhà khoa học, có 17 loài có nguy cơ tuyệt chủng. 

 

Nhiều[-]loài[-]cá[-]mập[-]trong[-]diện[-]"báo[-]động[-]đỏ"[-]
 
Chuyên gia Nicholas Dulvy, người đứng đầu nhóm 174 chuyên gia đến từ 55 nước trên thế giới, nhận định: "Kết quả đánh giá của chúng tôi cho thấy một thực trạng rất đáng lo ngại. Cá mập - nhất là những loài trưởng thành chậm - bị săn đuổi và không được bảo vệ trước nạn đánh bắt và có xu hướng là loài bị đe dọa nhiều nhất." Trong các loài cá mập đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, cá mập vây ngắn và cá mập vây dài có giá trị cao do thịt và vây của chúng được coi là món "cao lương mỹ vị" trong ẩm thực Trung Quốc và các nước châu Á khác. Theo ông Dulvy, cá mập vây ngắn là một trong những loài bị săn bắt ráo riết nhất ở vùng biển sâu và cũng là một trong những loài ít được bảo vệ nhất. 
 
Ngoài ra, 6 loài cá mập khác bị đánh giá là "bị đe dọa nghiêm trọng", trong đó 3 loài đầu tiên lọt vào "hạng mục" này là cá mập swellshark vây trắng, cá mập thiên thần Argentina và cá mập thiên thần smoothback. Trong khi đó, 11 loài cá mập khác được phân loại nằm trong diện bị "nguy hiểm" hoặc "dễ bị tuyệt chủng". 
 
Trước tình trạng đáng báo động trên, nhóm chuyên gia về cá mập đã kêu gọi các nước trên thế giới hạn chế ngay hoạt động đánh bắt cá, trong đó có cấm hoàn toàn đối với những loài động vật thuộc diện bị "nguy hiểm" hoặc "nguy hiểm nghiêm trọng".
 
Nhóm chuyên gia về cá mập thuộc IUCN tiến hành đánh giá 2 năm/lần đối với hơn 400 loài cá mập. Cá mập đã thống trị các đại dương trên thế giới trong khoảng 400 triệu năm, đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi thực phẩm toàn cầu. Tuy nhiên, loài động vật ăn thịt hàng đầu này đang trở thành nạn nhân của chính loài người. Chúng cũng là loài động vật cần nhiều năm để trưởng thành và sinh sản số lượng ít. 
 
Theo một cuộc nghiên cứu được thực hiện  trước khi các nhà khoa học tiến hành đánh giá vào năm 2013, mỗi năm trên thế giới có tới 100 triệu con cá mập bị đánh bắt để lấy vây, thịt và mỡ gan phục vụ các nhu cầu của con người. Hơn một nửa loài cá mập và họ hàng của chúng được xếp loại vào danh sách bị nguy cơ tuyệt chủng cao hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Minh Châu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều loài cá mập trong diện "báo động đỏ"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI