Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 21/11/2024, 09:07:02 AM (GMT+7)
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
(09:07:48 AM 18/12/2023)(Tin Môi Trường) - Ngày 18/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phê duyệt khoản viện trợ Dự án “Hỗ trợ bảo tồn Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam” do Hội Trĩ thế giới (World Pheasant Association - WPA) tài trợ với số tiền tương đương gần 600 triệu đồng.
>> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
Ảnh: IE
Theo đó, dự án hướng tới mục tiêu góp phần bảo tồn Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam thông qua việc xây dựng chuồng, nhân nuôi bảo tồn Gà lôi lam mào trắng tại Trạm nhân nuôi bảo tồn Gà lôi lam mào trắng thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo tồn Thiên nhiên Việt. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 12/2024.
Được biết, Gà lôi lam mào trắng là loài chim trĩ đặc hữu của miền Trung Việt Nam, phân bố chủ yếu tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Loài động vật này được ghi nhận trong tự nhiên gần đây nhất là từ năm 2000. Gà lôi lam mào trắng báo động tuyệt chủng ở một số khu vực và bởi sự biến mất rất lâu trong tự nhiên khiến cộng đồng bảo tồn rất quan tâm lo lắng. Kết quả, năm 2012, Gà lôi lam mào trắng được nâng cấp lên mức rất nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên).
Tại tỉnh Quảng Bình, Khu Bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong ở huyện Lệ Thủy được đánh giá có sự xuất hiện và sinh tồn của Gà lôi lam mào trắng. Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao của Việt Nam, nơi hiếm hoi trong toàn quốc bảo tồn được thảm thực vật trên 50% (diện tích 14.574 ha) diện tích rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới vùng núi đất thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, tài nguyên còn rất phong phú, trong khi kiểu rừng này không còn tồn tại ở địa phương khác. Khu Bảo tồn có sự đa dạng sinh học rất cao, chứa đựng nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần phải bảo tồn, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm như: Bò tót, Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu, Trĩ sao, Hồng hoàng… Ngoài ra còn có các loài gỗ quý hiếm như Gụ mật, Gụ lau, Lim xanh, Vù hương, Re hương, Dạ hương… Động Châu - Khe Nước Trong được Tổ chức Bảo tồn Chim Thế giới công nhận là một trong 62 vùng chim quan trọng và trong Vùng chim đặc hữu đất thấp của Việt Nam (BirdLife International 2002).
Mạnh Thành
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
- Bảo tồn, phát triển một số loài thú quý hiếm ở Vườn Quốc gia Bến En
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.