Tài nguyên - Thiên nhiên
Kiên Giang: Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo vệ
(10:18:27 AM 17/02/2016)Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo vệ -Ảnh: TL
Những loài thực vật, động vật này phân bố sinh sống tại các huyện Phú Quốc, Hòn Đất, U Minh Thượng và Giang Thành. Đối với thực vật có loài kiền kiền (Phú Quốc). Động vật gồm các loài: Chồn bay, voọc đen má trắng, rái cá thường, bò biển, hồng hoàng, rắn hổ chúa (Phú Quốc); vượn đen má hung, gấu chó, gấu ngựa (Hòn Đất); cu li lớn, cu li nhỏ, đồi mồi, vích (Hòn Đất và Phú Quốc); rái cá lông mũi, mèo cá, cổ rắn, hạc cổ trắng (U Minh Thượng); rái cá vuốt bé, tê tê java, già đẫy nhỏ (U Minh Thượng và Hòn Đất); sếu đầu đỏ (Hòn Đất và Giang Thành).
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết: Để điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố, số lượng cá thể còn sót lại, nghiên cứu đặc điểm, giá trị của loài, đánh giá mức độ bị đe dọa tuyệt chủng, quản lý và bảo vệ những loài nguy cấp, quý hiếm, tỉnh cần có những dự án nghiên cứu khoa học, chương trình bảo tồn với sự tham gia của các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, nhằm tái tạo phát triển những loài này, bảo tồn tính đa dạng sinh học.
Ngoài ra, các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang còn phát hiện một số loài thuộc bộ linh trưởng, bộ rùa, bộ có vảy đề nghị bổ sung vào danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể như: Khỉ đuôi dài (Hòn Đất và Phú Quốc); khỉ đuôi lợn, rùa ba gờ, rùa đất lớn, rùa răng, kỳ đà vân (Hòn Đất); voọc bạc Đông Dương (Kiên Lương).
Đối với loài voọc bạc Đông Dương sinh sống trên các núi đá vôi thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã được các nhà nghiên cứu phát hiện là một loài đặc hữu cần đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ. Tuy nhiên, các núi đá vôi, một phần do Nhà máy xi măng Holcim đóng trên địa bàn xã Bình An đang quản lý, khai thác sử dụng và một phần nằm ở khu vực núi Chùa Hang thuộc Công ty Du lịch Chùa Hang quản lý nên trong quá trình hoạt động gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sống của loài này. Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang chưa có nghiên cứu cụ thể về cá thể cũng như quần thể loài voọc bạc Đông Dương và đang có kế hoạch di dời đàn voọc sang khu vực núi Hòn Chông.
“Các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đang đề xuất một số đề tài, dự án nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm. Trước mắt, tập trung quản lý, bảo vệ hiệu quả các loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ, nhằm khôi phục phát triển bầy đàn, bảo tồn tính đa dạng sinh học trên địa bàn”, ông Quảng Trọng Thao cho hay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.