Săn bắn thú rừng lấy thịt đe dọa làm tuyệt chủng nhiều loài động vật
(17:52:40 PM 24/10/2016)(Tin Môi Trường) - Sự biến mất của hơn 300 loài động vật có vú đã ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và đe dọa an ninh lương thực đối với hàng triệu người ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Đây là kết quả nghiên cứu mới của một nhóm nhà khoa học quốc tế do Giáo sư sinh thái học William Ripple thuộc Đại học Oregon của Mỹ đứng đầu.
>> Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người” >> USAID hỗ trợ Tọa đàm cấp cao với đại biểu Quốc hội Việt Nam nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã >> Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất >> Huy động giải pháp cấp bách để ngăn ngừa sự cận kề tuyệt chủng của “Kỳ lân” châu Á >> Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
Phân tích các dữ liệu của hơn 1.000 loài vật trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), các nhà khoa học thấy rằng nạn săn bắn động vật trái phép đang đe dọa làm tuyệt chủng nhiều loài động vật từ những loài vật có thân hình to lớn như bò xám, lạc đà hai bướu... đến các loài vật có thân hình nhỏ bé như các loài dơi quạ và các loài động vật linh trưởng. Ngoài ra, số lượng những động vật khác như tê giác đen, lợn vòi, các loài hươu, nai cũng đang suy giảm mạnh và cũng bị đe dọa tương tự như những loài vật trên.
Cũng theo nghiên cứu trên, có tới 301 loài động vật có vú bị giảm số lượng do bị con người săn bắn và đặt bẫy để làm thức ăn do phụ thuộc quá nhiều vào thịt thú rừng trong bữa ăn hàng ngày và đây là một mối đe dọa lớn khiến cho chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Cụ thể, hàng năm chỉ tính riêng tại khu vực sông Amazon chảy qua Brazil có khoảng 89.000 tấn thịt thú rừng được bán ra thị trường chợ đen với giá khoảng 200 triệu USD và tại lưu vực sông Congo, số lượng thịt thú rừng được bán ra ước tính còn cao gấp 5 lần so với khu vực này. Nạn săn bắn trái phép động vật có vú chủ yếu diễn ra ở những nước nghèo, do không kiếm được thức ăn để nuôi gia đình, người dân ở những quốc gia này có thể sẽ chuyển sang săn bắn những loài động vật ít được ưa thích, di cư hoặc sẽ bị lâm vào tình trạng suy dinh dưỡng và phải đối mặt với các loại dịch bệnh.
TMT
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.