»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:23:21 AM (GMT+7)

Cá mập hai đầu xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới? Tin mới nhất

(21:16:16 PM 05/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học đang phát hiện được nhiều đột biến ở các loài cá, có thể là bất thường gen do các hoạt động đánh bắt quá mức.

[-]Cá[-]mập[-]hai[-]đầu[-]xuất[-]hiện[-]ngày[-]càng[-]nhiều[-]trên[-]khắp[-]thế[-]giới?

Thai nhi cá mập xanh 2 đầu này đã được phát hiện cạnh mẹ của nó vào năm 2008 ở ngoài khơi nước Úc
 
Cá mập 2 đầu nghe như một điều bịa đặt do phim ảnh tạo ra, nhưng chúng thật sự tồn tại và xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới.
 
Vài năm trước ở ngoài khơi Florida, các ngư dân đã bắt được một con cá mập đầu bò, trong tử cung của nó có chứa một thai nhi 2 đầu. Năm 2008, một ngư dân khác cũng phát hiện một phôi thai cá mập xanh hai đầu ở Ấn Độ dương.
 
Và một nghiên cứu năm 2011 đã mô tả về một cặp cá mập song sinh dính liền bị bắt ở Vịnh thuộc California và Tây bắc Mexico. Trưởng nhóm nghiên cứu – Felipe Galván-Magaña, công tác tại Viện Bách khoa Quốc gia, Mexico cho biết: theo ghi nhận, cá mập xanh có nhiều thai nhi hai đầu nhất vì chúng mang rất nhiều con con – khoảng 50 con một lúc.
 
Theo một nghiên cứu trên tạp chí sinh học về các loài cá Journal of Fish Biology, mới đây, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã xác định một phôi thai 2 đầu của loài cá mập mèo Đại Tây Dương có đuôi hình răng cưa. Trong khi nuôi cá mập con để phục vụ cho các thí nghiệm y học, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy một phôi thai bất thường khi nhìn xuyên qua một quả trứng cá mập.
 
Con bê có hai khuôn mặt được cho là con vật mang có biến dị di truyền hiếm gặp sống lâu nhất trên thế giới. Con bê có tên Lucky này được hơn 42 ngày tuổi và đã sống sót lâu hơn dự kiến rất nhiều. Rất ít động vật có hai khuôn mặt có thể sống sót đến tuổi trưởng thành vì mắc bệnh do các bất thường về thể chất và thần kinh gây ra. Người chủ của con bê này cho biết, may mắn là cho đến giờ Lucky dường như vẫn đang rất khỏe mạnh.
 
Phôi cá mập mèo hai đầu không thường xuyên xuất hiện, đó là mẫu vật đầu tiên được biết đến của một loài cá mập noãn sinh – cá mập đẻ trứng.
 
Các nhà nghiên cứu đã mở quả trứng này ra để nghiên cứu, và trưởng nhóm nghiên cứu - Valentín Sans-Coma không chắc rằng liệu con vật bị biến dạng này có thể sống sót hay không. Bởi vì đây là trường hợp đầu tiên phát hiện ở loài các mập đẻ trứng.
 
[-]Cá[-]mập[-]hai[-]đầu[-]xuất[-]hiện[-]ngày[-]càng[-]nhiều[-]trên[-]khắp[-]thế[-]giới?
Cá mập xanh 2 đầu phổ biến hơn vì con cái mang rất nhiều trứng nên sẽ có con nhiều bất thường hơn.
 
Các nguyên nhân gây đột biến
 
Con người mới phát hiện được rất ít cá mập 2 đầu, vì vậy thật khó để có thể biết được nguyên nhân đằng sau sự đột biến này
 
Sans – Coma và các đồng nghiệp cho biết, có vẻ như rối loạn di truyền là nguyên nhân chính đáng nhất gây ra đột biến hai đầu ở con cá mập mèo này, vì có khoảng 800 phôi thai được nuôi cấy. Để thu được những hiểu biết chính xác nhất, những quả trứng này không hề được tiếp xúc với bất cứ nguồn nhiễm trùng, hóa chất hoặc tia xạ nào.
 
Tuy nhiên, dị tật ở các con cá mập hoang dã thì có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm vi – rút, rối loạn trao đổi chất, ô nhiễm, hoặc do khai thác quá mức dẫn đến giao phối cận huyết làm cạn kiệt gen, và những bất thường do di truyền.
 
Trong một nghiên cứu khác gần đây, nhà khoa học hải dương Nicolas Ehemann đã kiểm tra 2 mẫu vật như vậy: một con cá mập nhám mắt nhỏ và một con cá mập xanh do các ngư dân bắt được ở ngoài khơi đảo Margarita của Venezuela. Những con vật không thể sống sót này là những con cá mập hai đầu đầu tiên được tìm thấy ở vùng biển Caribe.
 
 

[-]Cá[-]mập[-]hai[-]đầu[-]xuất[-]hiện[-]ngày[-]càng[-]nhiều[-]trên[-]khắp[-]thế[-]giới? 

Hầu hết cá mập 2 đầu đều không còn sống lúc được sinh ra

Đổ lỗi cho đánh bắt quá mức
 
Ehemann – một học viên thạc sĩ ở Viện Bách khoa quốc gia ở Mexico tin rằng: nếu hiện tương 2 đầu phổ biến trong tự nhiên thì việc đánh bắt quá mức có thể là một thủ phạm lớn vì hoạt động này làm thu hẹp nguồn gen.
 
Galván-Magaña – tác giả của nghiên cứu từ năm 2011 không cho rằng cá mập 2 đầu là hiện tượng phổ biến.
 
Galván-Magaña đã từng nhìn thấy những con cá mập kỳ lạ khác, trong đó có một con cá mập một mắt bị bắt ở ngoài khơi Mexico năm 2011, con cá này chỉ có duy nhất một con mắt nằm ở phía trước đầu và vẫn hoạt động bình thường. Hiện tượng này là dấu hiện của một tình trạng bẩm sinh gọi là hiện tượng một mắt - cyclopia, xảy ra ở một số loài động vật, trong đó có cả con người.
 
 
[-]Cá[-]mập[-]hai[-]đầu[-]xuất[-]hiện[-]ngày[-]càng[-]nhiều[-]trên[-]khắp[-]thế[-]giới?
Năm 2013, một nhóm ngư dân Florida đã bắt được một con cá mập đầu bò lớn, và khi mổ bụng cá, họ thấy trong tử cung của nó có một phôi thai 2 đầu 

[-]Cá[-]mập[-]hai[-]đầu[-]xuất[-]hiện[-]ngày[-]càng[-]nhiều[-]trên[-]khắp[-]thế[-]giới? 

Các nhà khoa học cho rằng việc đánh bắt quá mức có thể là nguyên nhân làm cho hiện tượng này ngày càng nhiều. Khi số lượng cá thể bị suy giảm, nguồn gen bị thu hẹp lại dẫn đến hiện tượng giao phối cận huyết và làm tăng dị tật bẩm sinh.
Anh Thư/DT (Tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá mập hai đầu xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI