»

Chủ nhật, 19/01/2025, 20:53:08 PM (GMT+7)

Hút Mật Họng Tím - Loài chim ăn mật hoa

(23:06:08 PM 31/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trong một đôi dòng tự sự, Trịnh Công Sơn có ví mình như là “một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau.” Và mối liên tưởng thú vị này, không có gì đúng hơn là dẫn dắt người ta nghĩ về loài chim ấy, Hút Mật Họng Tím – một loài chim đẹp có tiếng hót thánh thót, vang xa và thức ăn chủ yếu là mật hoa.

 

Loài Hút mật họng tím có tên khoa học là Nectarinia jugularis, thuộc họ Hút mật, bộ Sẻ, có địa bàn phân bố ở những vùng có cao độ dưới 900m so với mực nước biển. Thức ăn chủ yếu của chúng là mật hoa nên thường bắt gặp loài này ở những cây đang ra hoa. Đôi khi chúng cũng ăn một số côn trùng nhỏ, nhất là vào thời kỳ nuôi chim non. Chúng sống được ở nhiều kiểu rừng khác nhau. Kích thước cơ thể nhỏ, nhưng tiếng hót của chim thánh thót và vang xa. Với bộ lông đẹp, tiếng hót hay, và cũng khá dễ bắt gặp, Hút mật họng tím như là một loài chim cảnh được ưa chuộng.

 

 

 

 

 
 

 

Nước ta nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, muôn hoa đua nở quanh năm, thực sự là môi trường sống lí tưởng cho nhiều loài chim Hút Mật. Hiện tại, theo ghi nhận của các nhà khoa học, ở Việt Nam có khoảng 16 loài chim Hút  Mật, phân bố khắp các vùng từ đồng bằng cho đến trung du miền núi. Vào mùa sinh sản, chim kêu nhiều hơn bình thường để thu hút bạn tình. Thông thường chim trống sẽ kêu và bắt đầu khoe mẽ để thu hút con cái với bộ lông sặc sỡ của mình.

 

Đối với hầu hết các loài Hút Mật, chim trống bao giờ cũng đẹp hơn chim mái. Chim trống của loài Hút mật họng tím có đến 4 màu sắc trên bộ lông của nó: xám, vàng chanh, cam, xanh đen. Chim mái bụng vàng, lưng  xám.

 

 

 

 

     

 

Chim trống đôi khi cũng có một bộ lông dạng khác (male eclipse) chỉ có 3 màu: xám, vàng chanh và xanh đen. Hút mật họng tím là loài sống định cư. Chim kết đôi và làm tổ quanh năm. Tổ chim được làm từ nhiều loại vật liệu mà chim nhặt nhạnh được như lá cây, cành cây nhỏ, sợi chỉ, vải vóc, chim mái lót tổ với lông trên ngực của mình. mỗi lần đẻ từ 1-2 trứng, chim con nở một tháng sau đó. Nhiệm vụ làm tổ và chăm sóc con phần lớn phụ thuộc vào chim mái.

 

 

 

 

 

Theo Sinh vật rừng Việt Nam

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hút Mật Họng Tím - Loài chim ăn mật hoa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI