Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 02:21:36 AM (GMT+7)
10 loài chim như người ngoài hành tinh
(22:56:35 PM 28/10/2018)(Tin Môi Trường) - Một vài loài chim có vẻ ngoài đẹp đẽ khiến người ta trầm trồ không dứt, có loài kỳ lạ như người ngoài hành tinh. Bạn có biết chúng?
>> Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh' >> 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á >> Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
Theo Brightside, hiện nay trên thế giới có khoảng 10.500 loài chim từng được biết đến cùng 21.000 phân loài phân bố rộng khắp các hệ sinh thái.
Một số trong đó trông giống như người ngoài hành tinh, thực sự có thể làm bạn ngạc nhiên không chỉ vì màu sắc, hình dạng mà còn hành vi kỳ lạ của chúng.
Dưới đây là danh sách một số loài chim kỳ lạ mà chắc chắn sẽ làm bạn ngạc nhiên!
1. Kền kền vua
Kền kền vua (Sarcoramphus papa) là loài chim thuộc họ kền kền sinh sống chủ yếu tại các vùng nhiệt đới từ miền nam Mexico đến Argentina. Kền kền vua là hình ảnh phổ biến trong các ghi chép tôn giáo và văn hóa của người Maya. Theo truyền thuyết, loài chim này là một "vị vua" có sứ mệnh truyền tải thông điệp của các vị thần cho con người.
Kích thước của loài chim này khá lớn - đó là lý do tại sao chúng thường "lượn lờ" trên không trung để tìm kiếm xác động vật chết thay vì săn mồi nhằm tiết kiệm năng lượng một cách tối đa.
Được mệnh danh là "nhân viên dọn vệ sinh" cần mẫn vì thói quen ăn uống của mình, kền kền vua giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh bằng cách "dọn dẹp" xác động vật chết.
2. Chim Rupicola
Ảnh: Travel with Kevin&Ruth
Rupicola là một loài chim thuộc họ Cotingidae có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Chúng thường sinh sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những con Rupicola trống có bộ lông màu cam sáng cùng một cái mào hình rẽ quạt nổi bật để thu hút con mái.
Khi đến mùa giao phối, những con trống bắt đầu phô bày bộ lông mượt đầy sắc màu của mình và "tán tỉnh" con mái. Sau khi giao phối, con mái rời đi để làm tổ trong các bãi đá và tự chăm sóc trứng.
3. Chim Greater lophorina
Ảnh: Allaboutbirds
Greater lophorina là một loài thuộc họ chim thiên đường (Paradisaeidae) có tên khoa học là Lophorina superba, phân bố tại các khu rừng mưa của New Guinea và Indonesia.
Loài chim này có kích thước khoảng 25cm. Con trống có màu đen mượt cùng một chiếc "vương miện" và yếm màu xanh óng ánh.
Số lượng con mái của loài này rất thấp dẫn tới việc tranh giành bạn tình giữa các con trống diễn ra rất khốc liệt.
Ngoài việc phô bày bộ cánh độc đáo của mình, những con trống phải trình diễn những điệu nhảy hết sức kỳ quặc và phức tạp bậc nhất trong thế giới các loài chim để thu hút con mái.
4. Trĩ vàng
Ảnh: Woow pics/twitter
Trĩ vàng (Chrysolophus pictus) có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng cũng sinh sống ở Anh, Scotland, Tây Ban Nha và Pháp. Đây là một trong những loài có bộ lông rực rỡ nhất trong họ nhà chim cùng cái đuôi rất dài (khoảng 2/3 chiều dài cơ thể). Con trống trưởng thành có chiều dài 90-105 cm với "mái tóc" màu vàng và bộ lông sặc sỡ đặc trưng.
Trĩ vàng được coi là dấu hiệu của may mắn và thịnh vượng. Ngoài ra, loài chim này có một sở trường đáng kinh ngạc là khả năng cảm nhận nhanh nhạy các mối nguy hiểm bất thường.
5. Tê điểu
Ảnh: Bird Note
Tê điểu là một loài chim trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae) sinh sống chủ yếu tại các cánh rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Loài chim này có kích thước khá lớn với chiều dài cơ thể từ 80-90 cm, bộ lông chủ yếu màu đen, chân trắng và đặc biệt là chiếc sừng giống tê giác màu cam. Ngoài ra, đây là loài chim duy nhất có lông mi.
Tê điểu là loài ăn tạp, chúng có thể ăn trái cây, côn trùng và thậm chí cả các loài động vật nhỏ.
6. Chim cốc biển Đảo Giáng sinh
Ảnh: Haplochromis/wikimedia
Sở dĩ có cái tên như vậy bởi vì loài chim này chỉ được tìm thấy trên Đảo Giáng sinh, Ấn Độ Dương. Chúng thường được gọi là "cướp biển" vì hay ăn cắp thức ăn từ những con chim khác.
Thông thường loài cốc biển này sống theo cặp, con trống có một túi màu đỏ ở cổ để thể hiện rằng nó đã "có chủ".
7. Chim Potoo
Ảnh: Shutterstock
Chim Potoo có tên khoa học là Nyctibius, phân bố chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Chúng chuyên sống về đêm và có quan hệ với họ cú muỗi.
Chim Potoo không có lông quanh mỏ. Vào ban ngày, chúng chỉ "ngồi" thẳng một chỗ trên gốc cây và cố gắng ngụy trang. Thức ăn của chim Potoo chủ yếu là các loài côn trùng như bọ cánh cứng, bướm đêm, châu chấu và mối.
8. Gà lôi lam lưng trắng
Ảnh: Frankyboy5/wikipedia
Có tên khoa học Lophura swinhoii, đây là một loài trong họ trĩ và là loài đặc hữu của Đài Loan, sinh sống chủ yếu ở miền trung, nơi có địa hình trên 2.000m.
Con đực có chiều dài cơ thể lên tới 79 cm, với bộ lông trước ngực màu xanh-tím bóng bẩy, gáy, đuôi và đỉnh đầu màu trắng, cánh màu đỏ. Con cái có màu sắc kém sặc sỡ hơn với màu nâu, vàng chủ đạo.
9. Kền kền khoang cổ
Ảnh: Michael Gäbler/wikimedia
Được coi là loài chim bay lớn nhất thế giới với chiều dài sải cánh lên đến trên 3m, trọng lượng của chúng có thể đạt 15kg và chiều cao có thể đạt 1,2 m. Sinh vật tuyệt đẹp này là loài chim bay săn mồi lớn nhất trên toàn thế giới.
Kền kền khoang cổ sinh sống chủ yếu trên những cánh đồng cỏ rộng lớn và núi cao trong dãy Andes ở Nam Mỹ. Điều thú vị là những con chim này chỉ sinh ra một quả trứng mỗi 2 năm và thời gian ấp trứng từ 54-58 ngày.
10. Vịt uyên ương
Ảnh: stmed
Vịt uyên ương có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, được coi là loài vịt đẹp nhất thế giới. Tại Trung Quốc, loài vịt này thường xuyên được thể hiện trong các loại hình văn hóa nghệ thuật và được coi là biểu tượng của hạnh phúc và chung thủy trong hôn nhân.
T.T (Theo Bright Side)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...