»

Thứ tư, 30/10/2024, 00:26:47 AM (GMT+7)

Giải mã cách giúp loài chim cảm nhận từ trường khi bay

(16:25:35 PM 11/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Hóa ra khả năng cảm nhận từ trường của chim không phải là nhờ những tế bào giàu chất sắt ở mỏ chim như những gì chúng ta tưởng từ trước đến nay, mà là nhờ một protein đặc biệt nằm trong mắt chim.

Giải[-]mã[-]cách[-]giúp[-]loài[-]chim[-]cảm[-]nhận[-]từ[-]trường[-]khi[-]bay

Khả năng cảm nhận từ trường của chim là nhờ một protein đặc biệt nằm trong mắt chim - Ảnh: Getty Images

 
Theo công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of the Royal Society Interface, các nhà sinh học Đức ở Đại học Carl von Osietzky Oldenburg đã xác định được các phân tử có khả năng giúp chim cảm nhận được từ trường. Hóa ra khả năng cảm nhận từ trường của chim không phải là nhờ những tế bào giàu chất sắt ở mỏ chim như những gì chúng ta tưởng từ trước đến nay, mà là nhờ một protein đặc biệt nằm trong mắt chim.
 
Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng loài chim có thể cảm nhận được từ trường để chúng có thể di chuyển trong hành trình di cư dài hàng ngàn cây số. Trong nhiều thập niên, người ta cho rằng các tế bào đặc biệt trong mỏ chim có chứa một lượng sắt lớn đã chịu trách nhiệm về cảm nhận từ trường, mặc dù giả thiết này chưa thể được khẳng định chắc chắn. Trong những năm gần đây, đã có những dấu hiệu cho thấy tồn tại cơ chế cảm nhận từ trường khác và có liên quan đến các protein trong mắt chim.
 
Trong 2 công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã có thể xác định các protein cụ thể có thể cung cấp "giác quan thứ sáu" cho loài chim. Cả 2 nghiên cứu đều kết luận rằng protein có tên Cry4 chịu trách nhiệm cho việc này. Đây là một một protein nhạy ánh sáng tìm thấy trong võng mạc. Có lẽ đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã khám phá ra một phân tử đặc biệt chịu trách nhiệm về sự nhạy cảm đối với từ trường ở động vật. Cry4 là protein thuộc nhóm protein cryptochrome, tạo ra cảm nhận về ánh sáng có bước sóng ngắn và tham gia vào tạo nhịp sinh học.
 
Các tác giả nghiên cứu đã khảo sát hàm lượng Cry4 và các protein liên quan Cry1 và Cry2 theo thời gian. Hóa ra số lượng Cry4 không phụ thuộc vào thời gian trong ngày, còn Cry1 và Cry2 biến động theo thời gian. Hơn nữa, lượng Cry4 trở nên lớn hơn trong thời gian chim di chuyển.

 

( Vũ Trung Hương/MTG)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải mã cách giúp loài chim cảm nhận từ trường khi bay

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI