»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:33:10 PM (GMT+7)

“Chim lạ” xuất hiện ở Bát Xát - Lào Cai là Cò Nhạn

(19:59:00 PM 31/05/2016)
(Tin Môi Trường) - Các chuyên gia sinh học Hội Bảo vệ Môi trường và Thiên nhiên Việt Nam cho biết, những con “chim lạ” xuất hiện trên những cánh đồng lúa ở xã Bản Qua, Bản Vược (Bát Xát - Lào Cai) trong những ngày gần đây là loài Cò Nhạn.

“Chim[-]lạ”[-]xuất[-]hiện[-]ở[-]Bát[-]Xát[-]-[-]Lào[-]Cai[-]là[-]Cò[-]Nhạn,[-]loài[-]chim[-]có[-]nguy[-]cơ[-]tuyệt[-]chủng[-]

“Chim lạ” xuất hiện ở Bát Xát - Lào Cai là Cò Nhạn, loài chim có nguy cơ tuyệt chủng-Ảnh: báo Lào Cai


Đây là loài chim chân dài, mỏ nhọn, lông màu xám, sải cánh rộng, thuộc họ Hạc, tên khoa học là Anastomus oscitans đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Trong những năm gần đây loài chim này đã liên tiếp xuất hiện ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc nước ta, như Hà Nam, Ninh Bình, Điện Biên, Lai Châu. Cụ thể, những ngày cuối tháng 4/2012, một đàn Cò Nhạn khá đông đã di cư đến địa bàn hai xã Mường Tè, Mường Mô của huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu và người dân đã đổ xô đi săn bắt. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khi đó đã lên tiếng cảnh báo, kêu gọi các cơ quan chức năng hướng dẫn cộng đồng cùng bảo vệ. Chính quyền địa phương đã thực hiện nghiêm cấm các hoạt động xâm hại vùng trú ngụ, vùng tìm kiếm thức ăn và các hoạt động săn bắn trái phép. Nhờ đó, đàn Cò Nhạn được bảo vệ và năm nay lại quay về vùng Tây Bắc nước ta, nhất là những khu vực có rừng xung quanh công trình thủy điện Lai Châu.

Cò Nhạn thường sống ở các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Ở nước ta cũng chỉ xuất hiện ở một vài nơi như miền Tây Nam bộ và Tây Ninh với số lượng không nhiều. Loài cò này tương đối hiền lành và khá to (cho nhiều thịt), nên dễ bị người dân địa phương săn bắn khi chúng kiếm ăn trên đồng ruộng, hoặc khi ngủ nghỉ trên cây. Nếu môi trường giàu thức ăn và được bảo vệ tốt, loài cò này sẽ sống định cư. Đặc tính này của Cò Nhạn sẽ mất khi vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn bị thu hẹp, buộc chúng phải di cư tới vùng khác. Thức ăn chủ yếu của cò Nhạn là các loại ốc, các loài động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Chúng ưa thích sinh cảnh các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa. Nếu giữ được đàn Cò Nhạn lưu trú lâu dài, địa phương sẽ thu được nguồn lợi lớn từ phát triển du lịch; đồng thời tích cực góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường.

Quang Chính
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Chim lạ” xuất hiện ở Bát Xát - Lào Cai là Cò Nhạn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI