Cộng đồng
Việc nhà là điều xa xỉ?
(15:30:25 PM 24/06/2012)
|
Tập cho trẻ làm việc nhà từ nhỏ sẽ giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng cần thiết cho tương lai - Ảnh: Hubpages |
Chỉ sau một ngày xuất hiện trên mạng, thông tin trên đã nhận được hàng trăm phản hồi. Và không ít trong số đó là những tâm sự của các bạn trẻ Việt Nam...
Không biết sắp xếp mền gối
Theo khảo sát trên do Công ty Vileda thực hiện, một phần tư số trẻ trong khảo sát không đụng tay vào những việc đơn giản nhất như dọn dẹp đồ chơi. Trong ba phần tư còn lại, nhiều trẻ chỉ biết mỗi việc giữ vệ sinh giường ngủ. Hơn phân nửa trẻ trong số này chỉ làm việc nhà khi được thưởng tiền hoặc quà. Khảo sát cũng cho biết số thời gian làm việc nhà trung bình của giới trẻ hiện nay chỉ bằng phân nửa so với trẻ em ngày trước.
Chia sẻ trên Daily Mail, nick Denise Bibby cho biết: “Tôi có ba đứa con 26, 22 và 21 tuổi. Chúng đều đã đi làm, nhưng ở nhà hầu như chưa từng làm bất cứ việc gì phụ cha mẹ”. Nick Cheshire khẳng định: “Nếu nâng độ tuổi trong khảo sát lên đi nữa thì kết quả cũng sẽ không khác là mấy”.
Tuy vậy, có không ít phản hồi cho rằng trách nhiệm chính thuộc về các bậc cha mẹ. Nick Kate nói: “Tôi từng thấy nhiều phụ huynh vẫn coi con mình là đứa trẻ và giành làm hết mọi việc dù con họ đã 28 tuổi. Như vậy làm sao con họ lớn nổi”!
Giới trẻ Việt thì sao?
Một thăm dò nhanh của NST trên 20 bạn ở TP.HCM có độ tuổi từ 22 trở xuống cho thấy có tới 60% thừa nhận họ không làm việc nhà. Bạn Minh Huy (22 tuổi, Q.3) cho biết không chỉ riêng bạn mà nhiều bạn bè đồng trang lứa chỉ quan tâm Facebook, chơi điện tử, đi xem phim cùng bạn bè hoặc tham gia các hoạt động xã hội... hơn là phụ giúp gia đình trong thời gian rảnh.
“Đôi khi tôi cũng muốn thử cắm điện ủi đồ, cầm cây chổi quét nhà, nhưng cha mẹ rầy la vì sợ tôi vất vả hoặc đơn giản là không tin tưởng nên tôi cũng thôi luôn...” - Minh Huy chia sẻ. Câu chuyện của Huy cũng là mẫu số chung của nhiều bạn trẻ. Một số cho rằng lịch học dày đặc khiến họ mệt mỏi, về nhà chỉ muốn được phục vụ.
Ngược lại, nằm trong nhóm thiểu số, bạn Bùi Nguyễn Phi Anh (18 tuổi, Trường quốc tế Úc AIS) lại được gia đình giao việc phơi đồ, nấu cơm, lau nhà... từ nhỏ dù bạn là quý tử, nhà có người giúp việc. Chị Nga (phụ huynh Phi Anh) giải thích: “Tôi không muốn con ỷ lại vào người khác và muốn con san sẻ việc nhà cùng cha mẹ”.
Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền), cô bạn 9X đình đám với việc một mình vác balô rong ruổi khắp thế giới từ năm 2010, chia sẻ góc nhìn: “Cá nhân tôi nhận thấy việc cha mẹ chăm bẵm con cái từ nhỏ tới lúc đã trưởng thành là rất phổ biến ở Việt Nam. Mức nhẹ thì không để con tự làm việc nhà, còn mức nặng hơn thì dọn sẵn chỗ làm cho con khi con ra trường. Điều này sẽ dẫn tới nhiều hậu quả trong tương lai. Làm sao bạn trẻ đủ bản lĩnh, can đảm theo đuổi đam mê thật sự khi không được rèn luyện từ nhỏ, và khi thành quả có được không đến từ nỗ lực của bản thân?”.
Chẳng bao giờ là quá trễ
Do được gia đình bao bọc từ nhỏ, Minh Huy thừa nhận bản thân luôn thiếu tự tin trong nhiều việc. Ngay cả khi tốt nghiệp ĐH và đi làm, bạn cũng để mặc gia đình “dọn sẵn” chỗ làm. Tới khi bị đồng nghiệp tẩy chay vì tính “công tử bột”, Minh Huy mới cuống cuồng học cách cải thiện bản thân.
“Giai đoạn đầu tôi rất bực mình vì không hiểu tại sao phải làm những việc này khi nhà đã có người giúp việc. Tuy nhiên, bây giờ tôi cảm thấy tự tin và biết ơn cha mẹ đã dạy dỗ tôi theo phương pháp trên” - Phi Anh bộc bạch.
Chị Nga cho biết giai đoạn đầu uốn nắn trẻ là không dễ dàng. Tuy nhiên trẻ sẽ sớm nhận ra giá trị sức lao động của bản thân nếu được hướng dẫn, động viên kịp lúc. “Điều quan trọng là giúp trẻ hiểu được vai trò công việc của mình trong gia đình, lúc đó trẻ sẽ làm việc với tâm lý thoải mái hơn” - chị chia sẻ.
Hối tiếc là điều chưa từng xuất hiện trong từ điển của Huyền Chip.
“Tôi đã được cháy hết mình bởi sự nỗ lực của bản thân cũng như được gia đình tin tưởng, giáo dục tính tự lập ngay từ nhỏ. Và hãy nhớ không bao giờ là quá trễ để làm một điều tích cực” - Huyền đúc kết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.