»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:27:09 PM (GMT+7)

Diễn đàn môi trường “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”

(12:22:13 PM 13/06/2023)
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 09/6/2023 tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề "Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”.

 Diễn[-]đàn[-]môi[-]trường[-]“Giải[-]pháp[-]xử[-]lý[-]chất[-]thải[-]rắn[-]sinh[-]hoạt[-]thành[-]tài[-]nguyên”

Toàn cảnh diễn đàn -Ảnh: Tc TN&MT
 
Dự chương trình có TS. Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội; PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; PGS.TS. Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng; GS, TS. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, chuyên gia Môi trường Cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; TS. Phạm Thị Mỵ, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trường; cùng các nhà quản lý, khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Phần Lan,… đại diện lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường và các công ty về môi trường.
 
Diễn đàn nhằm phổ biến, tuyên truyền thông lan tỏa sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và ý nghĩa của ngày Môi trường thế giới, đồng thời kết nối, kêu gọi các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân cùng nhau đồng hành, hỗ trợ để chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa vì môi trường xanh, chuyển tải những thông điệp về các chế tài từ các cấp quản lý đến doanh nghiệp, người dân một cách nhanh, dễ hiểu nhất.
 
Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là khoảng 60.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị 3 chiếm 60%; chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Còn ở nhiều địa phương khác trên cả nước, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cũng là 1 con số khá lớn, nhưng đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ thu gom và tỷ lệ xử lý loại chất thải này vẫn chưa đạt 100%.
 
Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng từ 10 - 16%/năm. Về vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hiện nay, có trên 70% lượng chất thải được xử lý bằng phương thức chôn lấp và chỉ có 15% trong đó được chôn lấp hợp vệ sinh.
 
Diễn[-]đàn[-]môi[-]trường[-]“Giải[-]pháp[-]xử[-]lý[-]chất[-]thải[-]rắn[-]sinh[-]hoạt[-]thành[-]tài[-]nguyên”
Phó Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội TS. Lưu Bình Nhưỡng phát biểu -Ảnh: Tc TN&MT
 
Nhận định yêu cầu xử lý chất thải rắn là vấn đề cấp bách, trong khi bản thân chất thải rắn đã là tài nguyên, Phó Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội TS. Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh sự cần thiết ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các giải pháp hữu hiệu nhằm biến rác thải sinh hoạt thành tài nguyên hữu ích để phục vụ nhu cầu, mục đích.
 
Theo TS. Lưu Bình Nhưỡng, hiện nay có rất nhiều các công nghệ xử lý chất thải khác nhau, do đó việc cân nhắc, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. Và Diễn đàn Môi trường năm 2023 sẽ là dịp quan trọng để các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp nhận diện chính xác những công nghệ tiên tiến, hiện đại về xử lý rác thải và phù hợp với điệu kiện Việt Nam, đồng thời đóng góp ý kiến hình thành xây dựng chính sách hoàn thiện hơn nữa về vấn đề chất thải rắn, hướng đến phát triển Việt Nam bền vững, thân thiện với môi trường, hướng đến trung hòa carbon vào năm 2050.
 
Một trong những định hướng trong thời gian tới cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp ở Việt Nam, GS, TS. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tich Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng: Cần duy trì và phối hợp với các bộ ngành rà soát, cập nhật đánh giá một cách toàn diện các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới áp dụng tại Việt Nam để có cơ sở khoa học và thực tiễn khuyến khích các áp dụng các công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam; Chú ý tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia cho đánh giá công nghệ là vô cùng quan trọng, chuyên gia có kinh nghiệm theo từng lĩnh vực, chuyên ngành, có tâm huyết và có hiểu biết sâu sắc về công nghệ,nếu cần có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ phía các đối tác nước ngoài; Hướng dẫn các địa phương ưu tiên lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và nhu cầu phát triển của địa phương.
 
Diễn[-]đàn[-]môi[-]trường[-]“Giải[-]pháp[-]xử[-]lý[-]chất[-]thải[-]rắn[-]sinh[-]hoạt[-]thành[-]tài[-]nguyên”
GS, TS. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tich Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát biểu -Ảnh: Tc TN&MT
 
Kiến nghị một số biện pháp về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, ThS. Đinh Nam Vinh, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ l, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, các bộ, ngành cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình trọng điểm cấp quốc gia liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, trong đó có công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam.
 
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm đánh giá, lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với Việt Nam; ban hành, hoàn thiện cơ chế khuyến khích đủ hấp dẫn để doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt gắn liền với các dự án đầu tư, nghiên cứu nhiệm vụ khoa học, công nghệ có quy mô lớn; cần bổ sung đầy đủ chính sách về đơn giá xử lý rác/mua điện từ dự án điện rác cho từng loại hình công nghệ khác nhau, cơ chế miễn giảm thuế, hỗ trợ/giảm lãi suất.
 
Lựa chọn và áp dụng các công nghệ phù hợp, đảm bảo tính bền vững và tạo ra hiệu quả tốt nhất trong việc xử lý rác thải. Việc xử lý rác thải cần được tiếp cận một cách bài bản và hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế. Điều này giúp giảm lượng rác thải đi vào bãi rác và tận dụng tối đa tài nguyên có được từ rác thải; đồng thời, cần xây dựng hệ thống hạ tầng tái chế hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động tái chế.
 
Chính phủ và các tổ chức có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý rác thải sáng tạo. Cần khuyến khích sự đổi mới và đầu tư vào các dự án nghiên cứu về công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, gồm cả ứng dụng trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet of Things) và các công nghệ thông tin khác để giải quyết vấn đề này một cách thông minh và hiệu quả.
 
Nâng cao ý thức cộng đồng về xử lý rác thải, Chính phủ và các tổ chức cần tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền về ý thức xử lý rác thải đúng cách. Người dân cần được hướng dẫn về cách phân loại rác thải, sử dụng túi tái sử dụng và cách giảm lượng rác thải  ra trong cuộc sống hàng ngày.
BTV - Nguồn, Ảnh: Tc TN&MT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Diễn đàn môi trường “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI