Thứ bảy, 23/11/2024, 22:36:08 PM (GMT+7)

Thực hiện tham vấn cộng động để nâng cao hiệu quả của Đánh giá tác động môi trường trong Phát triển hạ tầng

(12:33:08 PM 06/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 5/10/2016 tại Hà Nội, hơn 50 đại biểu đại diện từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cơ quan chính phủ đã tham dự buổi hội thảo tham vấn ngày hôm nay tại Hà nội để đưa ra các ý kiến đóng góp cho bản dự thảo Hướng dẫn khu vực về Tham gia cộng đồng trong Đánh giá tác động môi trường nhằm đảm bảo quá trình thực hiện này có sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng.

Các ý kiến góp ý của đại biểu tham dự hội thảo sẽ góp phần vào nỗ lực chung của rất nhiều bên trong khu vực nhằm giải quyết các vấn đề tác động đến môi trường và xã hội từ hoạt động của các dự án phát triển trong khu vực như là các dự án thủy điện, khai thác hầm mỏ, nhà máy điện, và khu công nghiệp.

 

Thực[-]hiện[-]tham[-]vấn[-]cộng[-]động[-]để[-]nâng[-]cao[-]hiệu[-]quả[-]của[-]Đánh[-]giá[-]tác[-]động[-]môi[-]trường[-]trong[-]Phát[-]triển[-]hạ[-]tầng[-]
Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Môi trường phát biểu khai mạc tại buổi hội thảo Tham vấn
 
“Tham gia của cộng đồng là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường và cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển có trách nhiệm với môi trường và xã hội” là nhận định của Ông Craig Hart, quyền giám đốc của USAID Việt nam. “Điều này cũng giúp đảm bảo các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội sẽ được xem xét trong các dự án phát triển, góp phần chia sẻ và hướng tới các giải pháp bền vững”.  
 
Là khu vực trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án cơ sở hạ tầng, các hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường khu vực cũng đang được xây dựng nhằm đáp ứng mối quan tâm về các vấn đề tác động đến môi trường và xã hội từ các dự án. Cộng đồng và các chuyên gia trong khu vực cũng đã biết được các tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, nông nghiệp, văn hóa và y tế cộng đồng. 
 
Đánh giá tác động môi trường đang được thực hiện ở hầu hết các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, tuy nhiên quá trình này vẫn còn thiếu sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến những tác động bất lợi cho xã hội và môi trường, sự chậm trễ của dự án, và những xung đột với cộng đồng, tất cả đều dẫn đến ảnh hưởng tới chi phí và rủi ro cho các nhà đầu tư và chính phủ.  
 
 
 [-][-]Một[-]đại[-]biểu[-]của[-]doanh[-]nghiệp[-]đã[-]chia[-]sẻ[-]ý[-]kiến[-]làm[-]thế[-]nào[-]để[-]thúc[-]đẩy[-]sự[-]tham[-]gia[-]của[-]cộng[-]đồng[-]trong[-]quá[-]trình[-]Đánh[-]giá[-]tác[-]động[-]môi[-]trường
Một đại biểu của doanh nghiệp đã chia sẻ ý kiến làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quá trình Đánh giá tác động môi trường
 
Bản hướng dẫn khu vực về Tham gia cộng đồng trong Đánh giá tác động môi trường đã được xây dựng bởi nhóm công tác kỹ thuật của khu vực. Với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ trong khuôn khổ dự án Hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mekong về Bảo vệ môi trường (MPE), nhóm công tác này được thành lập năm 2015 với 25 thành viên là đại diện của cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội đến từ 5 nước tiểu vùng sông Mekong cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong nước và quốc tế của Cục bảo vệ môi trường Mỹ và Cộng đồng Châu Âu.   
 
Bản dự thảo Hướng dẫn và quá trình tham gia của các bên “ đã tao nên một diễn đàn hữu ích dành cho các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức xã hôi cùng nhau tham gia xây dựng ý kiến” là nhận định của Bà Nguyễn Thi Yến, Hội Phụ nữ về bảo vệ môi trường, đại biểu tham dự buổi hội thảo tham vấn. “ Sự tham gia cộng đồng là cách thức để lấy được các góp ý thực sự có ý nghĩa cho các dự án phát triển. Ngoài ra, một điều rất quan trọng là hướng dẫn cần nâng cao sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.”
 
Buổi tham vấn ngày hôm nay là buổi đầu tiên trong một loạt các tham vấn sẽ được tổ chức ở các nước trong tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar, Thái lan và Việt nam sẽ diễn ra trong tháng 10. Buổi tham vấn này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư, những tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường, cộng đồng, tổ chức xã hội dân sự và cơ quan chính phủ có cơ hội xem xét đánh giá lại và góp ý kiến cho bản dự thảo của Hướng dẫn. Bản dự thảo này cũng được đưa công khai lên website mekongcitizen.org/EIA) để lấy ý kiến phản hồi đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2016. 
 
Sau giai đoan tham vấn, nhóm chuyên gia kỹ thuật khu vực sẽ chỉnh sửa lại bản dự thảo Hướng dẫn dựa trên các ý kiến phản hồi. Sau khi bản Hướng dẫn hoàn thành, cộng việc tiếp theo sẽ là đảm bảo Hướng dẫn này sẽ được các nhà quản lý dự án áp dụng thực hiện và các chính phủ sẽ dựa vào đó để hoàn thiện hơn các quy định chính sách hiện này và đưa vào thực thi. 
 
Nhóm chuyên gia kỹ thuật khu vực được hỗ trợ bởi cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong Chương trình hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông về Môi trường, do Pact phối hợp thực hiện với Mạng lưới tuân thủ và thực thi luật pháp Môi trường Châu Á, các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội dân sự trong khu vực. MPE hỗ trợ sự tham gia mang tính xây dựng giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự để đảm bảo phát triển có trách nhiệm với môi trường và xã hội trong khu vực sông Mê Kông. 
 
Hội thảo tham vấn cũng sẽ được tiếp tục tổ chức tại thành phố Hồ chí minh vào ngày 7 tháng 10 năm 2016. 
NHẬT VIÊN - Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thực hiện tham vấn cộng động để nâng cao hiệu quả của Đánh giá tác động môi trường trong Phát triển hạ tầng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI