Thứ bảy, 23/11/2024, 20:06:09 PM (GMT+7)

Ninh Thuận: Tạo môi trường thuận lợi để người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng

(08:30:46 AM 13/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Năm 2017, thực hiện chủ trương rừng phòng hộ đến từng thôn, buôn, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục triển khai trồng rừng phòng hộ tại các huyện: Thuận Nam, Ninh Sơn và Ninh Phước với tổng diện tích trồng mới 460 ha.

Ninh[-]Thuận:[-]Tạo[-]môi[-]trường[-]thuận[-]lợi[-]để[-]người[-]dân[-]tham[-]gia[-]quản[-]lý,[-]bảo[-]vệ[-]rừng[-]

Ảnh minh hoạ: IE

 
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ do Ban Quản lý Dự án JICA 2 tỉnh Ninh Thuận là đại diện chủ đầu tư với nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam. 
 
Các huyện: Thuận Nam, Ninh Sơn, Ninh Phước có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng; mỗi năm hạn hán thiếu nước khiến các loại cây trồng lúa, bắp, đậu cho năng suất không cao, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. 
 
Ban Quản lý Dự án JICA 2 tỉnh Ninh Thuận xác định các loại cây trồng chủ lực để chuyển giao cho các hộ dân có đất sản xuất nhưng kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng các loại cây phù hợp với khí hậu, có giá trị kinh tế cao như: cây điều, cây trôm (mủ trôm); các loại cây ăn quả phụ trợ: mít, bơ sáp, me giúp phủ kín rừng trồng phòng hộ, tạo sinh kế cho người dân địa phương. 
 
Ông Dương Đình Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án sẽ góp phần tạo nguồn sinh kế bằng cách trồng các loại cây phù hợp với thực tế sản xuất và điều kiện canh tác của các hộ đồng bào Raglai, Chăm; thay thế cho các hoạt động khai thác tài nguyên rừng: làm than, lấy củi, canh tác nông nghiệp trong rừng phòng hộ. Đồng thời, góp phần tạo môi trường thuận lợi để người dân địa phương tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng. 
 
Tham gia dự án, người dân sẽ được hỗ trợ giống, kỹ thuật, vật tư. Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ phối hợp với Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ nghiên cứu, đánh giá các tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với điều kiện, khí hậu thổ nhưỡng của từng khu vực, khuyến cáo các mô hình cây trồng phù hợp, cho giá trị cao nhất để giúp người dân nâng cao thu nhập. 
 
Dự án JICA 2 tỉnh Ninh Thuận được triển khai từ năm 2014. Đến nay, tỉnh đã trồng mới hơn 900 ha rừng phòng hộ. Với mức hỗ trợ vốn vay 48 triệu/ha (giai đoạn 2017 - 2021), tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục tập trung vào các hoạt động: trồng mới rừng, nâng cấp rừng trồng và bảo vệ rừng trong các khu rừng ưu tiên bảo vệ, phát triển sinh kế cho người dân sống ven rừng; nhằm quản lý và bảo vệ bền vững rừng phòng hộ; phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi. 
 
Bên cạnh trồng rừng, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc canh tác nương rẫy của đồng bào để chủ động phòng ngừa, hạn chế không để xảy ra tình trạng đốt, dọn nương rẫy trái pháp luật; gây cháy lan vào rừng. Đồng thời, các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy rừng.
 

 

Nguyễn Thành
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Thuận: Tạo môi trường thuận lợi để người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI