Cộng đồng
Mùa lễ hội ở Lạng Sơn chưa thực sự an toàn, lành mạnh
(08:35:35 AM 01/03/2014)( Ảnh minh họa )
Mùa lễ hội năm nay, được sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Lạng Sơn nên các tệ nạn ăn theo lễ hội như cờ bạc, ăn xin, ăn mày, tai nạn giao thông… đã được cơ bản kiểm soát. Tuy nhiên vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường.
Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, Công an tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo công an các huyện, thành phố yêu cầu lực lượng cảnh sát giao thông, phối hợp với thanh tra giao thông tăng cường tuần tra lưu động, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Bố trí ứng trực, thực hiện phân luồng và xử lý kịp thời khi xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các lễ hội vào giờ cao điểm. Do đó, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh trong mùa lễ hội năm nay đã cơ bản được kiểm soát, không có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra. Nhiều huyện như Văn Lãng, Cao Lộc… hơn một tháng liền trước, trong và sau Tết không để xảy tai nạn giao thông.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý tại khu di tích, đền, chùa, lễ hội, nghiêm cấm các hình thức kinh doanh đổi tiền có mệnh giá nhỏ để hưởng chênh lệch, đồng thời vận động, hướng dẫn người dân thực hiện nếp sống văn minh, sử dụng đồng tiền hợp lý, đúng mục đích văn hóa trong các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng. Vì vậy, trong suốt thời gian diễn ra các lễ hội không xảy ra tệ nạn cờ bạc trá hình và các hoạt động trộm cắp, cố ý gây thương tích, lợi dụng mê tín dị đoan gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Qua đây, đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách tham dự lễ hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó, mùa lễ hội năm nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn những ẩn họa từ việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong các lễ hội. Chúng tôi có mặt ở hầu hết các lễ hội lớn, nhỏ như Đền Mẫu Đồng Đăng, Bắc Nga, Chùa Tiên…, nhưng điều dễ nhận thấy là trong tất cả lễ hội được tổ chức trên địa bàn đều la liệt hàng quán ăn uống phục vụ du khách, đặc biệt là lợn quay và rượu.
Lợn quay cả con và rượu Mẫu Sơn vốn được mệnh danh là đặc sản của Xứ Lạng, nhưng có tham gia các lễ hội mới thấy các món đặc sản này được phục vụ các “thượng đế” như thế nào. Tại các lễ hội, dước cái mưa lây phây của xuân mới, cả đoạn đường dài cả trăm mét san sát là thịt lợn quay được bày bán. Mặc cho mưa, gió, bụi…, người bán vẫn hăng hái băm, chặt thịt cho khách; người mua vẫn cứ hồn nhiên “bốc” ăn như không có vấn đề gì. Hàng nào lịch sự lắm thì có chiếc tủ kính bày “làm cảnh” bởi phần thịt để chềnh ềnh ngoài phản để dễ chặt bán. Bình dân hơn là một cái bàn cũ kỹ, cáu bẩn lót vội vài tàu lá chuốt hơ qua lửa trông cho có phần “dân dã”. Còn không thì ngay dưới đất, người mua, người bán cùng “ngồi xổm” mua bán trên tấm vải bạt nhăn nhúm.
Đi cùng với thịt là rượu, gần như hàng nào cũng có sẵn; can lớn, can nhỏ, tất cả đều được gọi là “rượu làng” có nghĩa là rượu được đồng bào dân tộc tự ủ men và nấu. Chất lượng của các loại rượu này như thế nào thì chỉ có “trời mới biết” bởi tất cả chỉ được kiểm tra qua “kinh nghiệm”, truyền tai nhau. Chỉ trong một ngày hội có người bán được hàng chục lít rượu kiểu này. Ngoài hai món “chủ lực” là lợn quay và rượu làng thì các món ăn khác cũng hấp dẫn và cũng mất vệ sinh an toàn thực phẩm không kém ở các lễ hội đó là đồ nướng từ dê, bò, gà, lòng, phèo, cá, ngô, khoai… tất cả đều được người bán hơ vội trên chậu than đen nhẻm khói và bụi rồi trao tay người mua.
Theo các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn thì việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lễ hội ở Lạng Sơn như là “muối bỏ bể”, bởi lực lượng thì có hạn mà trong khi đó, các lễ hội dồn dập hàng trăm, hàng ngàn người bán. Phong tục đi hội ở Xứ Lạng gần như là phải “ăn”, phải “uống”, “không say - không vui”.
Chỉ khi nào “phong tục ăn, uống” tại các lễ hội ở Lạng Sơn được người dân tự giác nâng cao ý thức và sự kiểm tra quyết liệt của các cơ quan chức năng, thì khi đó vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội Xứ Lạng mới hết nỗi lo âu. Chỉ có vậy các lễ hội ở Lạng Sơn mới thực sự đảm bảo vui tươi, an toàn, lành mạnh đối với người dân và du khách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
-
VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
-
Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
-
Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
-
Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
-
TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
-
USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
-
Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
-
Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)