Cộng đồng
Lời cảnh tỉnh
(15:20:53 PM 19/08/2011)>>Bị bắt quả tang xả bẩn, dệt Thái Tuấn nói gì?
Đoàn kiểm tra phát hiện dòng nước đỏ au và bốc khói từ nhà xưởng chảy ra mương thoát nước vệ sinh công ty dệt Thái Tuấn - Ảnh: N.Triều |
Giải trình với cảnh sát môi trường, một phó tổng giám đốc của công ty cho rằng dòng nước đỏ au, bốc khói nghi ngút chảy theo mương hở hòa vào kênh Tham Lương chỉ là nước giải nhiệt và súc rửa máy móc. Nội dung giải trình thoạt nghe hợp lý, vì con mương này được nhà máy xác định là mương thoát nước giải nhiệt và vệ sinh nhà xưởng.
Còn nước thải trực tiếp từ sản xuất đã có hệ thống thu gom và xử lý công suất 300m3/ngày đêm nằm ngay đó. Song về tính hợp pháp thì chính vị phó tổng giám đốc cũng thừa nhận “lẽ ra nước súc rửa máy móc, vệ sinh nhà xưởng cũng phải thu gom và xử lý trước khi xả ra môi trường”.
Trao đổi qua điện thoại, ông Thái Tuấn Chí - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty - cho biết hơi bất ngờ và do đang đi công tác nên chưa được báo cáo chi tiết vụ việc. Nhưng ông khẳng định quan điểm là hoạt động của doanh nghiệp không chỉ hướng tới lợi nhuận mà còn phải đảm bảo quyền lợi của cộng đồng và quan tâm bảo vệ môi trường.
Mức độ vi phạm của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn đến đâu sẽ được cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, câu chuyện các doanh nghiệp bị “thổi còi” vì không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường không phải bây giờ mới có. Những công ty như Vedan (Đồng Nai), Hào Dương (TP.HCM), Tung Kuang (Hải Dương)... dường như chưa thể cảnh tỉnh để các doanh nghiệp tự soi lại mình, đối chiếu với quy định của pháp luật để điều chỉnh, khắc phục những sai phạm trước khi “bị lộ”.
Vì thế những vụ việc như Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi (Đồng Nai), những doanh nghiệp ở Củ Chi (TP.HCM) mà Tuổi Trẻ thông tin mấy ngày qua, và mới nhất là Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn vẫn liên tục xảy ra. Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), vi phạm về môi trường đang trở thành một hiện tượng phổ biến (Tuổi Trẻ ngày 2-8), gần như kiểm tra đến đâu là phát hiện vi phạm đến đó.
Khi bị phát hiện sai phạm, hầu hết các chủ doanh nghiệp thường đổ lỗi do không nắm hết các quy định pháp luật, do cấp dưới làm trái, thậm chí đổ lỗi do sự cố khách quan. Đành rằng từng có một thời gian dài vì ưu tiên phát triển kinh tế mà vấn đề môi trường chưa được xem xét đúng tầm mức nên chuyện các cơ sở sản xuất xả thải ra sao, bằng ống nổi hay ống chìm cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Ngày nay, khi vấn đề môi trường đã trở thành một trong các yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội mỗi quốc gia thì việc đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên bàn cân được - mất, việc siết chặt các quy định pháp lý là đòi hỏi tất yếu. Hơn ai hết, chủ doanh nghiệp phải tự cập nhật và tuân thủ các quy định liên quan, chứ không thể bảo rằng không biết để thoái thác trách nhiệm.
Có thể là muộn với những doanh nghiệp đã “chẳng may bị lộ” một khi bị phát hiện vi phạm các quy định pháp luật về môi trường. Nhưng sự “muộn” của doanh nghiệp này cũng là bài học cảnh tỉnh những doanh nghiệp khác “chưa bị lộ”. Vì thế các doanh nghiệp đừng chần chừ, hãy tự soi xét lại mình, nếu đã có thời đặt môi trường sau lợi nhuận thì nay nên có những điều chỉnh. Trước mắt là thể hiện sự thượng tôn pháp luật, giữ uy tín, thương hiệu với khách hàng, với đối tác và trên hết là để chung tay bảo vệ môi trường cho chính mình và con cháu mai sau.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).