Cộng đồng
Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về tỷ lệ dân tham gia hiến máu tình nguyện
(15:26:51 PM 13/06/2013)Qua 10 năm (2003-2013) triển khai phong trào hiến máu tình nguyện, tổng lượng máu tình nguyện thu được của thành phố là hơn 151.000 đơn vị máu. Hiến máu tình nguyện đã thực sự là nguồn máu chủ yếu và bền vững giúp cứu sống kịp thời nhiều bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Số lượng máu tình nguyện thu được tăng đều hàng năm; đến nay nguồn máu tình nguyện đáp ứng 99,5% nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng hiện có gần 30 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trong đó có 6 bệnh viện có khoa huyết học truyền máu đủ năng lực xét nghiệm sàng lọc và tách chiết các thành phần của máu phục vụ điều trị. Mỗi năm các bệnh viện này cần khoảng hơn 30.000 đơn vị máu và chế phẩm từ máu. Bệnh viện Đà Nẵng là đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai kỹ thuật và tổ chức tiếp nhận máu từ nguồn máu tình nguyện và người nhà, xét nghiệm sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu, cung cấp máu và chế phẩm cho tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố và vùng lân cận. Từ năm 2007, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành sàng lọc HBsAg bằng test nhanh trước khi tiếp nhận máu tình nguyện, qua đó giúp giảm tỷ lệ máu hủy từ 12,8% xuống còn 2,6%. Cách làm này vừa tránh lấy máu của những người bị nhiễm viêm gan B, vừa tiết kiệm được hóa chất y cụ. Hiện tại, Bệnh viện Đà Nẵng cũng trang bị máy ELISA tự động hoàn toàn để bảo đảm 100% đơn vị máu được sàng lọc các bệnh nhiễm trùng HBV, HCV, HIV, giang mai, SR theo quy chế truyền máu an toàn của Bộ Y tế. Thời gian qua, với sự quan tâm và đầu tư của chính quyền thành phố, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã giúp ngành y tế Đà Nẵng làm chủ được những công nghệ mới, sản xuất được nhiều loại chế phẩm máu từ máu. Nhiều bệnh viện cũng đã trang bị hệ thống dây chuyền lạnh như tủ lạnh trữ máu, tủ đông âm 35 0 , máy lắc bảo quản tiểu cầu, máy tách tiểu cầu tự động để bảo quản máu, huyết tương, tiểu cầu…
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân thành phố về ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện đã nâng lên rõ rệt. Các đơn vị như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ… đưa công tác hiến máu vào kế hoạch hoạt động hàng năm và làm vai trò nòng cốt trong hoạt động hiến máu tình nguyện. Bên cạnh đó là những hoạt động thường xuyên và sôi nổi của các đội hiến máu dự bị. Thành phố hiện có 20 đội hiến máu dự bị với 650 thành viên, câu lạc bộ những người hiến máu 25 lần trở lên, câu lạc bộ những người máu hiếm Rh âm. Thành phố cũng xây dựng được mạng lưới cộng tác viên ở các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc nhằm hỗ trợ công tác tuyên truyền, tư vấn và theo dõi quản lý danh sách người hiến máu để có cơ sở vận động người hiến máu nhiều lần, đảm bảo an toàn trong truyền máu.
Thời gian tới, ngành y tế thành phố kiến nghị Bộ Y tế bổ sung Đà Nẵng vào mạng lưới các trung tâm truyền máu quốc gia để có thể sớm hình thành Trung tâm Huyết học - Truyền máu, đồng thời tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất chế phẩm từ máu và trang bị mới xe ô tô phục vụ lấy máu lưu động nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác hiến máu tình nguyện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.