Chủ nhật, 24/11/2024, 09:44:15 AM (GMT+7)

Cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam với Hội nghị COP 21 về biến đổi khí hậu

(11:01:53 AM 07/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “COP 21 về biến đổi khí hậu: vai trò và sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số"

Hội thảo nhằm khuyến nghị các bên tham gia đàm phán tại Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) về việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số vào các quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Cuộc[-]sống[-]đồng[-]bào[-]dân[-]tộc[-]ít[-]người[-]ở[-]Lâm[-]Đồng

Cuộc sống đồng bào dân tộc ít người ở Lâm Đồng- Ảnh: TL


Các đại biểu dân tộc thiểu số gồm Tày, Nùng, Thái… đến từ nhiều vùng, miền cho rằng, cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu khi lũ quét, sạt lở đất, sa mạc hóa, cháy rừng, thiếu nước đang xảy ra ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn trong những năm gần đây.


Mặc dù cộng đồng dân tộc thiểu số đang chủ động khắc phục khó khăn, giảm thiệt hại và dần thích ứng với biến đổi khí hậu, những nỗ lực này đã có một số kết quả bước đầu nhưng kết quả đó chưa thể đưa trả lại cuộc sống ổn định như trước đây và thiếu tính bền vững. Hiện nay, ở nhiều nơi cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể tự vượt qua.


Cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam kiến nghị được giao đất gắn với giao rừng, bảo vệ và sử dụng lâu dài, kèm theo đó là chế độ chính sách, cơ chế chia sẻ lợi ích tương xứng. Dân tộc thiểu số cần được hoàn trả cho những nỗ lực trong việc làm giảm thiểu phát thải và tích luỹ khí nhà kính bằng hàng loạt các công việc thường ngày như bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng, trồng các cây bản địa dài ngày, chuyển đổi phương thức canh tác như không phát, đốt rừng.


Theo nhận xét của chị K’Ốt, dân tộc Mạ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng: Nhà nước cần xây dựng luật người dân tộc thiểu số; cấp chứng chỉ cacbon, chi trả trực tiếp cho người dân; có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan bằng tiếng, chữ dân tộc và tham vấn ý kiến để có sự đồng thuận của người dân khi qui hoạch, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như thủy điện, giao thông, khai khoáng,… Có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường.


Chị H’Rức B’Lo, dân tộc Ê đê, tỉnh Đắc Lắk nhấn mạnh trong Hội nghị quốc tế Cop 21 vào cuối năm 2015 và các hội nghị tiếp theo cần có đại biểu người dân dộc thiểu số tham gia. Người dân tộc thiểu số cần được nâng cao năng lực để có khả năng tự chống đỡ với thiên tai, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu để sống và sản xuất bền vững. Các dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ để có khả năng sử dụng các kỹ thuật và công nghệ bản địa truyền thống đồng thời cần được tiếp cận các công nghệ và kỹ thuật mới từ cộng đồng quốc tế để phát triển sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các quốc gia phát thải nhiều khí nhà kính phải hỗ trợ tài chính cho người dân tộc thiểu số để bù đắp các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ các dân tộc thiểu số về kỹ thuật, quản lý và tài chính để ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Minh Nguyệt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam với Hội nghị COP 21 về biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI