Cộng đồng
Con ngựa trong đời sống của đồng bào vùng cao Lào Cai
(13:52:47 PM 31/01/2014)( Ảnh minh hoạ )
Ngựa trong lao động sản xuất
Bà con vùng cao Lào Cai ai ai cũng yêu quý ngựa, con vật như người bạn “tri âm, tri kỉ” không thể thiếu trong đời sống của đồng bào. Ông Thào Seo Cấu, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết, đối với đồng bào vùng cao trước đây, người ta có thể không nuôi gà, không đào ao thả cá hay không nuôi lợn nhưng..., dù khó khăn đến mấy, khi lập gia đình ai cũng tính mua con ngựa về nuôi trong nhà. Từ đó, nuôi ngựa không chỉ là công việc chăn nuôi bình thường như nuôi các con vật khác mà đã trở thành phong tục, tập quán trong tiềm thức của đồng bào, nhất là đồng bào Mông, Tày, Nùng...
Đến thăm gia đình ông Ly Seo Áo, dân tộc Mông, xã Bản Phố có khoảng 50 hộ, với 100% là đồng bào dân tộc Mông định cư sinh sống. Ông Ly Seo Áo - người từng đoạt ngôi vị á quân trong giải đua ngựa Bắc Hà năm 2013 cho biết, ở Bản Phố, dù cuộc sống đã thay đổi nhiều, có đường bê tông, có xe gắn máy làm phương tiện đi lại và chuyên chở vật nặng thay ngựa, nhưng đồng bào Mông cũng không quên nuôi cho gia đình mình từ 1 đến 2 con ngựa trong gia đình. Vì thế, hiện nay, cả bản Mông của Ly Seo Áo vẫn có trên 40 con ngựa. Ông Áo cho biết, con ngựa được người Mông nuôi và chăm sóc ngay tại nhà nên con vật này đã biết “trả ơn” chủ bằng sức lực của nó. So với trâu, bò, sức ngựa dẻo dai hơn, chịu hạn tốt hơn. Ngựa cho người Mông sức cày trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn nơi triền núi cao. Ngựa cùng đồng bào Mông xuống chợ phiên, trên lưng nó mang theo ngô, lúa và sản vật của đồng bào mà những chiếc xe máy “cào cào” không sao vượt được suối và dốc đèo. Ông Áo cho biết thêm, sức kéo của ngựa vừa bền vừa lớn nên nó giúp cho người Mông nhiều lắm. Kể cả những lúc kéo củi, kéo gỗ ở rừng về hay kéo đá, kéo phân ngược dốc lên xây nhà, làm nương, ngựa đều giúp sức cho con người.
Con ngựa có vai trò quan trọng đối với đồng bào vùng cao như vậy, nên đồng bào chăm sóc ngựa rất chu đáo. Sau ngày lao động, ngựa được chủ nhà cho ăn khá đầy đủ, gồm cây ngô non, cây chuối băm chộn với thóc gạo hay cám gạo cùng bột ngô và uống nước muối. Theo họ, có như thế, ngựa mới hồi phục sức khỏe nhanh và đủ khả năng chống lại được giá rét của vùng cao để tiếp tục cùng con người làm việc những ngày tiếp theo. Những phiên chợ áp Tết ở vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, ngựa cũng được trang điểm: đóng móng mới, chải lông, chải bờm, cho ăn những đặc sản như bánh trưng, bánh dày, bột mèn mén...
Chứng kiến cảnh những chú ngựa thồ theo chủ xuống chợ phiên cuối tuần cùng đi bên cạnh là những chàng trai, cô gái Mông hoặc đôi vợ chồng váy áo sặc sỡ đi bên cạnh con ngựa chất đầy những bao hàng là sản vật nông nghiệp xuống núi mới thấy hết sự lãng mạn và gắn bó của người vùng cao với ngựa. Trong ngày Tết, các chàng trai, cô gái Mông cũng ngồi trên lưng ngựa thổi sáo tìm bạn tình. Với đồng bào vùng cao, ngựa là con vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngựa theo chân người xuống núi, chở măng, sắn, nông sản xuống các phiên chợ để trao đổi; ngựa mang trên lưng chàng trai Mông kiêu hãnh vượt núi băng rừng đi tìm tình yêu và lầm lũi đưa họ về nhà sau mỗi lần say rượu. Vì thế, ngựa không đơn giản là phương tiện vận chuyển mà còn là bạn của con người.
* ... Trong vui chơi giải trí
Theo những người cao niên ở vùng cao Bắc Hà, con ngựa không chỉ gắn bó với con người trong lao động, sản xuất mà nó còn trở thành nhân vật của nhiều trò chơi, lễ hội dân gian, trong đó, trò đua ngựa của đồng bào Mông, Tày, Nùng luôn cuốn hút nhiều người hơn cả. Đua ngựa biểu hiện của tinh thần thượng võ, phóng khoáng, dũng cảm, mãnh liệt và tự tin. Người thắng và người thua trong đua ngựa đều mừng nhau trong chén rượu nồng ấm áp giữa ngày xuân.
Đã từ lâu, cứ vào những ngày cuối năm, khi hoa mận đã bắt đầu khoe sắc phủ một màu trắng trên bản làng là lúc cả bản rủ nhau làm đường đua ngựa. Đường đua vòng quanh chân núi, quanh bản làng hay trên các triền núi thoai thoải. Những con ngựa được các chàng trai chăm sóc, chải lông bóng mượt. Ngày đua được tổ chức, các chàng trai gọn gàng trong những bộ sắc phục đẹp nhất, cổ đeo nhiều vòng bạc. Phát súng lệnh nổ, tốp đua ngựa như tên bắn lao về phía trước, các chàng trai rạp người mình trên ngựa, trong chốc lát chỉ là những chấm đen, chấm trắng xa tít trên sườn núi. Người thắng cuộc là những người trở về nơi xuất phát sớm nhất. Đường đua dài hay ngắn được quy định theo từng đợt lễ hội, những người đua đều tự giác giám sát nhau, nên đều được thực hiện đúng theo quy định và coi đây là sự cao thượng. Với các chàng trai miền núi, đua ngựa là dịp họ thể hiện mình, cố gắng tạo ra sự oai phong, dũng mãnh để lọt vào mắt các cô gái. Vì vậy, đua ngựa bao giờ cũng kèm theo các trò để thi thố tài năng, như nhào lộn trên lưng ngựa, sải mình xuống với lấy một vật gì đó đặt dưới đất hoặc lấy được bầu rượu treo trên cao đặt ở phía cuối đường bên kia rồi vòng lại, ai nhất sẽ gặp nhiều may mắn trong năm và đương nhiên sẽ lọt vào tầm ngắm của các cô gái.
Nghệ nhân Vàng Văn Pao, dân tộc Tày sinh ra ở bản Na Kim, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, (Lào Cai) nói: bây giờ đã quá tuổi thất thập, nhưng ông vẫn nhớ như in các giải đua ngựa khi ông còn trẻ. Nhất là Hội đua ngựa những năm kháng chiến ở Bắc Hà trở thành ngày hội của những “anh hùng cao nguyên”, vì thế đông vui, khí thế lắm. Những chàng kị sĩ Bắc Hà có tài cưỡi ngựa, phi nước đại, bắn súng trăm phát trăm trúng tưởng như huyền thoại, nhưng mãi là niềm tự hào về tinh thần thượng võ của các thế hệ trẻ vùng cao.
Năm 2007, Lễ hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà chính thức được phục dựng. Giải đua ngựa Bắc Hà mở rộng tổ chức vào hè năm 2008 có quy mô cấp tỉnh, thu hút khoảng 13.000 lượt du khách đến với cao nguyên trắng. Mỗi năm, giải đua ngựa lại có quy mô hoành tráng hơn, thu hút đông hơn lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bắc Hà: Tt 15.000 lượt khách (giải năm 2009) đến gần 30.000 lượt khách (giải năm 2010) và trên 31.000 lượt khách (giải năm 2013), Giải đua ngựa Bắc Hà đã trở thành nét đẹp văn hóa của đồng bào vùng cao, trở thành tâm điểm hấp dẫn khách du lịch hàng năm.
* Và trở thành hàng hóa có giá trị
Với người dân vùng cao, ngoài trâu, con ngựa cũng là “đầu cơ nghiệp”, không chỉ giúp người dân nhiều việc nặng nhọc, nó còn là món hàng hóa có giá trị lớn trong nhà. Ở nhiều địa phương, các phiên chợ bán trâu, ngựa được hình thành, thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó chợ buôn ngựa ở Bắc Hà, Cán Cấu, Sín Chéng (Si Ma Cai) là nơi trao đổi, thông thương của người dân bản địa, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Ở Lào Cai, tổng số đàn ngựa hiện có 5.000 con, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai và Mường Khương. Một số huyện như Văn Bàn, Bát Xát cũng đang phục tráng giống ngựa địa phương để đưa ra thị trường những con ngựa tốt. Mỗi phiên cuối tuần, tại các chợ vùng cao Lào Cai có hàng trăm con ngựa được xuất bán, được người dân mang đi khắp nơi làm sức kéo, sinh sản hoặc đem mổ lấy thịt. Ở chợ ngựa thường rất đông người, nhưng không hề ồn ã, náo động như các chợ thường thấy. Ở đây mọi người lang thang ngắm ngựa, bình phẩm hỏi giá cả, nếu ưng cái bụng thì mua, nếu không cũng vui vẻ đi tìm con ngựa khác. Người dân có nhu cầu đi mua lẻ hay các lái ngựa mua vài chục con một lúc, cứ lặng lẽ cầm thừng xem khoang khoáy, nắn đùi... để ước lượng thịt mà trả giá.
Chợ Cán Cấu, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) cũng là một phiên chợ trâu, ngựa nổi tiếng. Trước đây, khi ngựa còn là phương tiện giao thông chủ yếu, người ta kháo nhau rằng, thanh niên đi chợ chọn ngựa kỹ như đi chọn vợ vậy.
Con ngựa gắn bó với đồng bào vùng cao trong nhiều hoạt động lao động, sản xuất, vui chơi, ngựa là phương tiện giao thông, đồng thời là người bạn tri âm tri kỷ. Hình ảnh từng đoàn ngựa thồ lầm lũi đi trên vách đá cheo leo, những chàng trai người Mông dũng mãnh trong cuộc đua ngựa dưới gốc đào rực rỡ sắc hoa,… sẽ mãi là những hình ảnh đẹp, dù sau này cuộc sống có văn minh, hiện đại. Ở góc độ làm kinh tế, ngựa cũng là con đại gia súc có giá trị mua bán, trao đổi giúp người vùng cao nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).